Đăng ký bản quyền tác giả viết sách là một trong những chủ đề mà nhiều bạn đang quan tâm khi bắt đầu có cho mình tác phẩm đầu tay.
Mình cũng là tác giả sách, cũng từng tự đi đăng ký bản quyền tác giả với rất nhiều những khó khăn và cũng đang hỗ trợ các tác giả khác thực hiện việc đăng ký bản quyền tác giả nên trong bài viết này, mình muốn chia sẻ cách mình đã từng đi qua như thế nào.
Mong rằng bài viết này hữu ích cho bạn, trong trường hợp bạn không có nhiều thời gian để làm thủ tục và chờ đợi việc kết quả trả về có khả năng sẽ sai rồi điều chỉnh lại, bạn có thể liên hệ đến dịch vụ đăng ký bản quyền tác giả tại DIMI BOOK có cung cấp, hoặc nhắn tin cho mình qua page Hạnh Nguyễn – Writing Coach nhé.
Nội Dung
- Tại sao cần đăng ký bản quyền tác giả?
- Giúp bạn trở thành cây viết chuyên nghiệp. Kiếm tiền bằng nghề viết. Giới thiệu tới bạn thông tin khóa học của mình nhé.
- Hướng dẫn chi tiết cách mình đăng ký bản quyền tác giả
- Bước 1: Chuẩn bị bản thảo
- Bước 2: Tìm thông tin nơi nộp hồ sơ đăng ký
- Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả viết sách
- Bước 4: Nộp hồ sơ đăng ký
- Bước 5: Thanh toán phí đăng ký
- Bước 6: Chờ xử lý về việc đăng ký bản quyền tác giả
- Bước 7: Nhận giấy chứng nhận bản quyền
Tại sao cần đăng ký bản quyền tác giả?
Câu hỏi đầu tiên có lẽ bạn sẽ đặt ra cho chính mình là “Tại sao cần đăng ký bản quyền tác giả?”
Có nhiều câu trả lời cho vấn đề này, nhưng mình xin chia sẻ ở vài điểm sau:
Hiện tại TikTok yêu cầu những cá nhân muốn bán sách của mình đều phải có giấy đăng ký bản quyền tác giả. Chính vì lý do này mà nhu cầu đăng ký bản quyền tác giả cũng ngày càng nhiều hơn.
Ngoài ra, nếu bạn nào có bán sách trên Amazon thì để đảm bảo quyền lợi không bị khoá tài khoản thì việc đăng ký bản quyền tác giả cũng là một cách để kháng cáo lại với Amazon. Khách hàng của mình cũng đang liên hệ với DIMI BOOK để giúp thực hiện việc này sau lần bị khoá không được bán sách trên Amazon nữa.
Mọi người sẽ hỏi, mình đã xuất bản được cuốn sách, có đăng ký và được cấp giấy phép xuất bản, giấy phép phát hành, có toàn bộ thông tin trên Cục Xuất bản In và Phát hành thì có cần làm thêm bước đăng ký quyền tác giả hay không?
Thực ra, theo luật thì bạn đã xuất bản sách thì đã được pháp luật bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ rồi. Theo quy định tại Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019) thì quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.
Vì thế, khi tác giả xuất bản sách, sẽ tạo nên mọi bằng chứng để chứng minh được mình là chủ sở hữu tác phẩm. Chưa kể trước khi được cấp phép, bạn cần ký hợp đồng với Nhà xuất bản hoặc công ty sách để cam kết mình là chủ sở hữu để tránh những kiện tụng về sau.
Giúp bạn trở thành cây viết chuyên nghiệp. Kiếm tiền bằng nghề viết. Giới thiệu tới bạn thông tin khóa học của mình nhé.
TÌM HIỂU THÊMVậy tại sao cần làm thêm đăng ký quyền tác giả?
Thực ra hai thủ tục này thuộc hai cơ quan chức năng không liên quan gì đến nhau.
Đăng ký giấy phép xuất bản thuộc các Nhà xuất bản cấp phép và các thông tin sẽ được lưu tại Cục Xuất bản, In và Phát hành.
Còn giấy đăng ký quyền tác giả thuộc Cục bản quyền tác giả.
Ngoài ra, giấy chứng nhận quyền tác giả là văn bản chính thức từ cơ quan chức năng chứng nhận quyền tác giả của tác phẩm. Nó bảo vệ quyền tác giả khỏi việc sao chép, phân phối, và sử dụng trái phép.
Giấy chứng nhận quyền tác giả (là cá nhân hoặc doanh nghiệp) có hiệu lực từ thời điểm tác phẩm được tạo ra và kéo dài suốt cuộc sống của tác giả cộng với một khoảng thời gian sau khi tác giả qua đời (thời gian này có thể thay đổi theo quy định của từng quốc gia). Ở Việt Nam là 50 năm sau khi tác giả qua đời (đối với tác phẩm Văn học – Nghệ thuật).
Tóm lại thì nếu bạn là cá nhân hoặc doanh nghiệp có sở hữu sách thì cũng nên đăng ký để được cấp thêm giấy CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ QUYỀN TÁC GIẢ. Mỗi tựa sách, mỗi tác phẩm sẽ được cấp một giấy khác nhau. Bạn có thể ví nó như “sổ đỏ, sổ hồng” cho nhà của mình cũng được. Và nhiều tác giả sẽ đóng tờ giấy này ở một nơi trang trọng để có thể được ngắm nhìn, được khoe với mọi người.
Đọc thêm bài viết:
Làm cách nào để viết được một cuốn sách
Hành trình tự xuất bản sách của Hạnh Nguyễn
Hướng dẫn chi tiết cách mình đăng ký bản quyền tác giả
Bước 1: Chuẩn bị bản thảo
Bản thảo là tác phẩm viết hoặc vẽ được hoàn thiện trên file Docs với định dạng tiêu chuẩn, bao gồm đánh số trang, ghi tiêu đề, canh lề đều đặn.
Bạn cần ghi ở bìa tác phẩm các nội dung sau: (Bạn có thể làm giống như các bài luận văn, luận án nộp lúc còn học ở trường Đại học là được.
Tác phẩm viết/vẽ: [Tên tác phẩm]
Tác giả: [Họ và tên tác giả]
Bước 2: Tìm thông tin nơi nộp hồ sơ đăng ký
Nơi nhận hồ sơ đăng ký bản quyền quyền tác giả là Cục Bản quyền tác giả.
Cục Bản quyền tác giả là tổ chức hành chính thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan và công nghiệp văn hóa trên phạm vi cả nước; quản lý các dịch vụ công về lĩnh vực bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan theo quy định của pháp luật.
Cục Bản quyền tác giả có con dấu riêng, có tài khoản tại Kho bạc Nhà nước.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Cục Bản quyền tác giả quy định tại Quyết định số 912/QĐ-BVHTTDL ngày 11 tháng 4 năm 2023.
Địa chỉ: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, Quận Ba Đình, Hà Nội
Điện thoại: (024)-3.823.6908
Fax: (024)-3.843.2630
Email: cbqtg@hn.vnn.vn
Website: http://www.cov.gov.vnCục trưởng: Trần Hoàng
Điện thoại: (024)-3.8433.988Email: tranhoang.khtc@bvhttdl.gov.vn
Phó Cục trưởng: Phạm Thị Kim Oanh
Điện thoại: (024)-3.8470994Email: oanhptk.cbqtg@bvhttdl.gov.vn
Phó Cục trưởng: Lê Minh Tuấn
Điện thoại: (024)-3. 8470.485Email: tuanlm.ntbd@bvhttdl.gov.vn
Nộp hồ sơ đăng ký, bạn có thể chuyển đường bưu điện tới một trong các địa chỉ sau:
Tại Hà Nội
– Địa chỉ Số 33, ngõ 294/2 Kim Mã, Quận Ba Đình, Tp. Hà Nội
– Số điện thoại đơn vị: 0243.8234.304
– Trưởng phòng: Trần Thị Thanh Nhàn
Tại Hồ Chí Minh
170 Nguyễn Đình Chiểu, Quận 3
Số điện thoại: 028 39 308 086
Bạn cần lưu ý là khi lựa chọn nơi nào để nộp thì nên ưu tiên đến tận nơi, bởi khi bạn đến gặp người phụ trách, bạn sẽ hỏi được những nội dung nào nên hay không nên điền trong hồ sơ. Trong trường hợp bạn ở xa thì có thể gửi đến các địa chỉ trên theo đường bưu điện. Ngoài bì thư có thể để nội dung: Gửi đến phòng đăng ký quyền tác giả. Nhớ kèm theo thông tin của người gửi như: Họ tên, địa chỉ, số điện thoại.
Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả viết sách
Bạn có thể tải về và điền đơn đăng ký bản quyền tác giả. Đơn đăng ký có thể tải về từ trang web của Cục Bản quyền Tác giả hoặc có thể lấy trực tiếp tại văn phòng của cục.
Hoặc bạn có thể truy cập vào đây để lấy về, mình có để một mẫu sẵn để bạn tham khảo trong file.
Các thông tin bạn cần điền bao gồm: các phần mình đã bôi đỏ và các phần đánh dấu tích vào ô phù hợp với loại hình đăng ký cũng như người đăng ký đang là tác giả hay đồng tác giả.
Ngoài giấy đăng ký bản quyền tác giả (mỗi loại 2 bản), bạn cần chuẩn bị thêm 3 bản photo bản thảo, 2 photo Căn cước công dân.
Bước 4: Nộp hồ sơ đăng ký
Bạn cần gửi hồ sơ đăng ký, bao gồm đơn đăng ký và các tài liệu bổ sung, đến văn phòng của Cục Bản quyền Tác giả. Bạn cũng có thể gửi hồ sơ qua đường bưu điện. Nhưng lưu ý điện số điện thoại bàn và ghi chú là nhờ gửi cho Phòng đăng ký bản quyền tác giả để nhân viên bưu điện có thể thuận tiện lúc đến giao nhé!
Bước 5: Thanh toán phí đăng ký
Bạn cũng cần chuẩn bị một phong bì đính kèm khi nộp hồ sơ, đây là phí đăng ký bản quyền tác giả theo quy định của cục. Phí sẽ phụ thuộc vào loại tác phẩm và quy mô của nó.
Bước 6: Chờ xử lý về việc đăng ký bản quyền tác giả
Sau khi nhận được hồ sơ và phí đăng ký, Cục Bản quyền Tác giả sẽ xem xét và xử lý đơn đăng ký của bạn.
Thời gian xử lý ghi trên trang web của Cục bản quyền là 15 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ nhưng thực chất họ sẽ mất ít nhất 30 – 45 ngày để xử lý, thậm chí nhiều hơn, tuỳ vào nội dung tác phẩm có gặp phải tranh chấp hay không, có đúng quy định của pháp luật hay không, cũng tuỳ thuộc vào việc hồ sơ có gặp những lỗi gì cần chỉnh sửa không. Trường hợp cần chỉnh sửa, hồ sơ sẽ phải xem xét lại và lại tốn thêm thời gian hơn so với dự kiến ban đầu. Bạn cũng có thể hiểu là nộp lại từ đầu đấy nhé!
Bước 7: Nhận giấy chứng nhận bản quyền
Khi quá trình xử lý hoàn tất, bạn sẽ nhận được giấy chứng nhận bản quyền tác giả từ Cục Bản quyền Tác giả.
Lưu ý:
- Quá trình xử lý và cấp giấy chứng nhận bản quyền có thể mất một thời gian nhất định.
- Bạn cũng có thể sử dụng dịch vụ của các luật sư hoặc tổ chức chuyên nghiệp (như DIMI BOOK) để hỗ trợ trong quá trình đăng ký bản quyền.
Việc đăng ký bản quyền tác giả là một bước quan trọng để bảo vệ quyền lợi và sở hữu trí tuệ của bạn tại Việt Nam. Vì vậy các tác giả có thể cân nhắc lựa chọn đăng ký bản quyền tác giả để được bảo vệ quyền lợi tốt hơn nhé!
Nghe Podcast của Hạnh Nguyễn tại đây
Đăng ký nhận bài viết mới nhất của Hạnh qua email nhé.