Bạn có đang sử dụng Chat GPT để ứng dụng vào trong công việc viết lách của mình hay không?
Bạn có thấy công cụ này hữu ích để phục vụ cho công việc của mình hay không?
Và bạn có biết cách để công cụ này giúp đột phá trong công việc cũng như gia tăng thu nhập hay không?
Trong bài viết này mình sẽ chia sẻ đến bạn những bước giúp bạn sử dụng chat GPT một cách hiệu quả nhất mà mình đã áp dụng trong suốt quá trình làm việc
Nội Dung
- Bước 1 – Xác định mục tiêu viết bài
- Việc xác định mục tiêu viết bài cần trả lời được các câu hỏi sau:
- Giúp bạn trở thành cây viết chuyên nghiệp. Kiếm tiền bằng nghề viết. Giới thiệu tới bạn thông tin khóa học của mình nhé.
- Bước 2 – Nghiên cứu và thu thập thông tin
- Bước 3 – Xác định cấu trúc bài viết
- Bước 4 – Sử dụng Chat GPT để tạo nội dung
- Bước 5 – Chỉnh sửa và xuất bản bài viết
- Bạn cần:
Bước 1 – Xác định mục tiêu viết bài
Điều đầu tiên mình vẫn luôn chia sẻ với các học viên đang học khóa học Coaching 1:1, cũng như các khóa học online của mình rằng việc xác định mục tiêu vô cùng quan trọng trong quá trình viết lách cho chính mình cũng như khách hàng. Bạn cần có mục tiêu chính xác, bạn càng viết đúng trọng tâm để thu hút được độc giả và tăng tỉ lệ chuyển đổi.
Việc xác định mục tiêu viết bài cần trả lời được các câu hỏi sau:
- Bạn viết cho ai?
- Bạn viết để làm gì?
- Những ai xuất hiện trong bài viết?
- Những sự kiện nhân vật được thể hiện như thế nào trong bài viết?
Ví dụ: mình được khách hàng đặt dịch vụ viết bài để quảng bá cho chiến dịch vào ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6.
Mình sẽ xác định những mục tiêu cụ thể trước khi viết như sau:
Đối tượng độc giả của mình là ai đó là những bố mẹ đang có con ở độ tuổi từ 0 đến 24 tháng tuổi, đó là đối tượng khách hàng mà sản phẩm đang hướng đến.
Tiếp theo là mình sẽ xác định bài viết này để làm gì?
Giúp bạn trở thành cây viết chuyên nghiệp. Kiếm tiền bằng nghề viết. Giới thiệu tới bạn thông tin khóa học của mình nhé.
TÌM HIỂU THÊMBài viết để truyền cảm hứng cho bố mẹ về ngày quốc tế thiếu nhi nên dành thời gian cho con của mình và tâm sự kết nối với các thành viên trong gia đình bằng những hoạt động cụ thể.
Bài viết sẽ hướng đến việc thông báo thương hiệu đang có chương trình khuyến mãi đặc biệt dành cho các con với các thông số cụ thể như tặng quà giảm giá
Bước 2 – Nghiên cứu và thu thập thông tin
Sau đó là mình sẽ tiến hành nghiên cứu các nội dung liên quan của các chương trình đang có trên mạng. Mình sẽ tìm trên Facebook và website là chính. Quá trình tìm kiếm này sẽ giúp cho mình biết được các thương hiệu tương tự họ đang làm như thế nào, họ đang viết ra làm sao, họ đang có chương trình gì hấp dẫn để đề xuất cho khách hàng những phương án tốt hơn.
Bước nghiên cứu thông tin này mình có chia sẻ khá chi tiết trong một phần bài học của khoá LUYỆN VIẾT CHUYÊN SÂU ĐA NỀN TẢNG, nếu bạn hứng thú có thể tìm hiểu qua để tham gia học nhé!
Bước 3 – Xác định cấu trúc bài viết
Cấu trúc ở đây là trình bày theo dạng nào để người đọc dễ hình dung và dễ theo dõi nội dung. Mình được đào tạo khá nhiều dạng thức về cấu trúc trong trường đại học, và cấu trúc mình hay dùng nhất là hình thấp ngược mà mình hay chia sẻ đến các bạn học viên của mình áp dụng trong hầu hết các bài viết thương mại của các bạn ấy.
Cấu trúc này được thể hiện như sau: đó là những thông tin quan trọng sẽ được đưa lên đầu tiên trong bài viết và những thông tin ít quan trọng hơn, những phần giải thích cho các thông tin quan trọng đó được trình bày ở phía sau. Bạn hãy tưởng tượng mình là một người đọc thì bạn sẽ có thói quen gì trong khi đọc?
Phải chăng là bạn sẽ lướt qua tiêu đề chính, sau đó là những tiêu đề phụ, rồi những không tin được in đậm và những thông tin ở bên trên bài viết trước tiên đúng không nhỉ? Sau đó mới bắt đầu cảm thấy hứng thú thì bạn sẽ tiếp đến những nội dung sâu hơn của bài viết để tìm hiểu kỹ hơn thông tin mà bạn muốn.
Quay trở lại với nội dung mình cho ví dụ bên trên, bài viết sẽ đề cập đến chương trình khuyến mãi trước rồi sau đó là vào chủ đề về lý do vì sao bố mẹ nên mua sản phẩm để tăng tính gắn kết với con nhân ngày 1/6.
Sau đó là phần liên hệ thông tin mua hàng được đưa ở cuối bài truyền thông.
Bạn cũng có thể nghĩ thêm các cách trình bày theo nhiều cấu trúc khác nhau và đo lường lượng tiếp nhận cũng như thu hút của độc giả để lựa chọn cách viết cho phù hợp với đối tượng mục tiêu hướng tới.
Bước 4 – Sử dụng Chat GPT để tạo nội dung
Bạn nên bắt đầu viết bài sử dụng Chat GPT như một công cụ hỗ trợ. Mình thường dùng chat GPT để tạo các đề xuất outline viết bài, sau đó là viết bài chi tiết để tham khảo các ý tưởng. Sau đó sẽ điều chỉnh lại theo hướng mình mong muốn để tạo nên một nội dung tốt nhất, độc đáo nhất.
Bạn nên sử dụng các câu hỏi cụ thể, càng cụ thể càng nhận về những ý tưởng hay từ Chat GPT. Hãy đưa ra các câu lệnh rõ ràng cho Chat GPT, ví dụ như: Hãy viết một đoạn văn giới thiệu trong 500 từ với chủ đề bán hàng cho trẻ em từ 0 đến 24 tuổi để đăng lên Facebook nhân ngày 1/6. Hoặc một câu lệnh khác như: Đưa ra ba lợi ích chính của việc trở thành một cây viết tự do chuyên nghiệp Freelance Writer.
Bạn hãy xem kết quả ở bên dưới hình nhé!
Bước 5 – Chỉnh sửa và xuất bản bài viết
Tuy dùng Chat GPT để hỗ trợ trong viết lách nhưng bạn không nên phụ thuộc hoàn toàn vào công cụ này. Sắp tới Google có thể sẽ cho ra các thuật toán để kiểm tra những nội dung được viết bởi AI. Dù rằng công cụ Chat GPT sẽ giúp cho việc sáng tạo nội dung diễn ra nhanh chóng nhưng nó có nhiều thông tin không chính xác, cũng không đưa kinh nghiệm của bạn vào để thể hiện rõ ràng nhất những gì bạn muốn.
Chính vì thế khi đã nhận được kết quả nội dung từ Chat GPT bạn cần kiểm tra lại câu văn xem có hợp logic không, các dữ liệu đưa ra có đúng không, có lỗi chính tả hoặc trình bày nào không.
Thông thường mình chỉ sử dụng tầm 20% những gì Chat GPT đề xuất và từ đó tạo nên một ý tưởng mới tốt hơn, viết lại hoặc biên tập lại những gì công cụ này viết để tạo một sản phẩm hoàn chỉnh nhất có thể.
Bạn cần:
- Đọc lại toàn bộ bài viết để kiểm tra tính logic, sự mạch lạc và sự nhất quán.
- Chỉnh sửa các lỗi chính tả, ngữ pháp và cú pháp.
- Kiểm tra độ trùng lặp nội dung và đảm bảo rằng bài viết là duy nhất.
- Đảm bảo bài viết đáp ứng các yêu cầu về độ dài và mức độ chi tiết cần thiết.
- Kiểm tra việc sử dụng các từ khoá và thuật ngữ liên quan đến chủ đề của bài viết.
- Xem xét việc thêm hình ảnh, đồ họa hoặc video để làm bài viết thêm chuyên nghiệp và hấp dẫn hơn.
- Khi bạn đã hoàn thiện bài viết, xuất bản nó lên website của bạn và chia sẻ với độc giả của mình hoặc gửi nội dung cho khách hàng nếu bạn đang viết bài thương mại.
Bằng cách sử dụng Chat GPT và kết hợp với kỹ năng viết lách của mình, bạn có thể tận dụng công cụ này một cách hiệu quả để tạo ra nội dung chất lượng và hấp dẫn cho chính mình hoặc khách hàng. Tuy nhiên, hãy luôn nhớ rằng, dẫu cho Chat GPT có hỗ trợ bạn trong viết lách tốt đến đâu thì vai trò của bạn vẫn chiếm phần quan trọng nhất. Hãy luôn giữ sự sáng tạo, cá nhân hoá để tạo nên những nội dung độc đáo và khác biệt nhất.
Nếu bạn mong muốn luyện thêm kỹ năng viết lách, đừng ngần ngại nhắn với mình để tham khảo các khoá luyện viết mình đang hỗ trợ cho học viên. Tất cả các khoá học coaching 1:1 hay online trên website đều được chữa bài để bạn nắm kỹ năng và thành thạo với viết viết lách kiếm tiền.
Nếu bạn thấy các bài viết của mình hữu ích, có thể mời mình một ly cà phê nhé! Chúng ta có thể ngồi cùng nhau trò chuyện 30p để mình nghe chia sẻ và định hướng nghề cho bạn qua hình thức này. MỜI MÌNH CÀ PHÊ TẠI ĐÂY!
Hoặc có thể mua sách ủng hộ mình TẠI ĐÂY! – TẠI ĐÂY!
Đăng ký nhận bài viết mới nhất của Hạnh qua email nhé.