Cần chọn học ngành gì để làm freelance writer? Mình được các bạn còn đang học phổ thông gửi tin nhắn đến hỏi rằng em thích viết lắm nhưng chưa biết chọn ngành gì để học đại học. Nhân tiện mình sẽ chia sẻ thêm cho bạn con đường đã đi như thế nào để đến với nghề freelance writer nhé!
Nội Dung
- Lựa chọn vì đam mê thay vì nhu cầu xã hội
- Các ngành có thể học để làm freelance writer
- Ngành báo chí
- Giúp bạn trở thành cây viết chuyên nghiệp. Kiếm tiền bằng nghề viết. Giới thiệu tới bạn thông tin khóa học của mình nhé.
- Ngành ngôn ngữ (Anh, Nhật, Hàn, Trung,…)
- Biên kịch phim Điện ảnh hoặc Truyền hình
- Marketing
- Những bài viết liên quan đến cách học và làm freelance writer cho người bắt đầu
Lựa chọn vì đam mê thay vì nhu cầu xã hội
Mình thích học văn, có lẽ cũng là môn mình học khá nhất trong suốt những năm cấp 2, cấp 3. Tuy nhiên, thời đó, mình vẫn còn tự ti về khả năng viết của mình lắm đấy. Mình cho rằng mình viết không hay giống như những bạn giỏi khác, đặc biệt là đứa bạn thân của mình. Mình hay hỏi bạn ấy làm sao để viết hay hơn. Mình nhớ bạn trả lời là hãy viết một câu dài hơn với những mô tả cụ thể hơn, kiểu như .… cuộc sống dài hay ngắn, vui hay buồn, sướng hay khổ, hạnh phúc hay bất hạnh, đều do chính ta cả thôi…. Mình chỉ áp dụng kỹ thuật đó vào trong các thể loại viết sau này của mình để tạo nên các bài viết thuyết phục hơn.
Những năm cấp 2, mình có được những điểm số cao từ môn văn, (lên tận 9 điểm đấy các bạn ạ), rồi mình được vào lớp bồi dưỡng văn học để đi thi huyện, tỉnh. Mình nhớ năm lớp 8, mình là đứa duy nhất trong đội tuyển đạt giải khuyến khích Văn huyện, đó là động lực và cũng giúp mình có thêm niềm tin về năng lực của bản thân.
Trong năm cấp 3, trong một lần đọc báo Hoa học trò mình đã nghĩ đến việc tại sao không gửi bài viết lên đó xem sao. Thế là mình ngồi biên những dòng cảm nghĩ để gửi báo. Không thể ngờ đấy là lần đầu tiên trong đời mình có bài đăng báo và được nhận nhuận bút. Chính cột mốc này đã đưa mình đến sự lựa chọn học báo chí vì mình vừa thích, cũng vừa được ghi nhận. Mình nhớ, trong khoảnh khắc đăng ký ngành nghề thi đại học ngay trên lớp, mình chỉ có suy nghĩ chợt lóe lên trong đầu là “Học ngành gì mà được nói như mấy cô MC trên thời sự nhỉ.”. Ngày xưa mình xem ti vi nhiều đến nỗi thuộc lòng tất cả những đoạn quảng cáo chiếu trên đấy, nên khi lựa chọn con đường vào đại học, mình không nghĩ gì khác ngoài chuyện làm sao học ngành mình thích để sau này làm đúng nghề mình yêu.
Nhưng mình ước lúc ấy có ai đó nói cho mình định hướng trước khi lựa chọn nghề nghiệp để mình có góc nhìn rõ ràng hơn về nghề, về sự nghiệp tương lai. Nếu ngày ấy mình lựa chọn sai thì chắc cuộc đời mình sẽ tốn thêm nhiều năm nữa để sửa lại và làm lại.
Nếu các bạn cứ đắn đo không biết ngành của mình sau này ra trường liệu có việc làm hay không thay vì câu hỏi mình có thích sự lựa chọn này hay không sẽ khiến bạn rất khó khăn trong giai đoạn đại học. Mình có rất nhiều bạn đã từ bỏ giảng đường vì cảm thấy chán học, cảm thấy không hứng thú với ngành họ chọn. Tuy không tiếp tục với giảng đường nhưng họ đã học và trải nghiệm tất cả những gì mình thích để tạo nên sự nghiệp riêng khá thành công. Dù rằng, ngành bạn chọn đáp ứng được nhu cầu việc làm trong tương lai thì còn gì tuyệt vời hơn. Nhưng các nhà tuyển dụng hiện tại không chú trọng bằng cấp nhiều mà họ nhìn vào kỹ năng, kinh nghiệm bạn từng làm hơn đấy! Bạn nên cân nhắc nhé!
Các ngành có thể học để làm freelance writer
Các bạn cũng hỏi mình rằng nên học ngành gì để được làm freelance writer giống như chị. Mình học Báo chí – Truyền thông, dù mình không chọn các cơ quan báo chí để làm việc mà thích một công việc mang tính sáng tạo hơn là copywriter. Tuy rằng việc học báo giúp mình có kỹ năng viết ở nhiều thể loại khác nhau như PR, tin ngắn, phóng sự, kịch bản truyền hình…, tư duy khai thác nội dung, tin bài,… nhưng nếu không tự học các kiến thức bên ngoài cũng như trải nghiệm bằng các dự án thực tế, mình cũng khó có được kiến thức chuyên môn để đáp ứng được nhu cầu doanh nghiệp.
Vậy nên dù bạn có lựa chọn một số ngành dưới đây để học thì cũng nên tự trau dồi thêm kiến thức bằng cách tìm kiếm các khóa học khác, người hướng dẫn viết lách, xin thực tập ở môi trường liên quan, tham gia câu lạc bộ viết lách tại trường, tại các tổ chức phi chính phủ, tổ chức sinh viên…
Bạn tham khảo vài ngành học có các chương trình đào tạo về viết lách dưới đây nhé:
Ngành báo chí
- Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội
- Đại học Văn hóa Hà Nội
- Đại học Sư Phạm – Đại học Đà Nẵng
- Đại học Vinh
- Đại học Khoa học – Đại học Huế
- Đại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên
Sau khi ra trường, bạn có thể lựa chọn một số ngành nghề như:
Giúp bạn trở thành cây viết chuyên nghiệp. Kiếm tiền bằng nghề viết. Giới thiệu tới bạn thông tin khóa học của mình nhé.
TÌM HIỂU THÊM- Phóng viên, cộng tác viên tại các tòa soạn báo in, báo điện tử, tạp chí khắp cả nước (Vnexpress, Tuổi Trẻ, Thanh Niên, Báo Pháp Luật, Tạp chí Bất động sản, Tạp chí Doanh nhân… Bạn có thể viết ở nhiều chuyên mục khác nhau như văn hóa, giải trí, du lịch, giáo dục, kinh tế…
- Biên tập viên truyền thông: Thường được làm ở các đài truyền hình trên khắp cả nước, chuyên viết kịch bản chương trình, MC dẫn chương trình, phóng sự truyền hình,…
- Chuyên viên viết bài (copywriter, content writer, content marketing,…) chuyên viết cho các công ty, doanh nghiệp, viết bài đăng tải website, blog, báo chí, ấn phẩm truyền thông dùng trong in ấn, online, các kênh mạng xã hội…
Ngành ngôn ngữ (Anh, Nhật, Hàn, Trung,…)
Bạn có thể tìm kiếm các ngành này tại các trường Đại học Sư phạm, Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn,…
Với kỹ năng ngoại ngữ, bạn có thể làm bất kỳ ngành gì đang cần như phiên dịch, biên dịch, giáo viên, phóng viên… Nếu tập trung vào viết lách bạn có thể trở thành cây viết chuyên cho tiếng đó trên các nền tảng của doanh nghiệp. Một vài công việc có thể tham khảo như: Freelance writer viết bài tiếng Anh, Trung, Nhật, Hàn cho các website nước ngoài; Biên dịch cho các website doanh nghiệp; Viết review bằng tiếng Anh, Trung, Nhật, Hàn…
Nếu thích, bạn có thể học thêm các kiến thức marketing để tìm kiếm các khách hàng thuộc quốc gia mà bạn đang theo học tiếng của họ. Chẳng hạn một cây viết tiếng Trung cho các nhà hàng Trung tại Việt Nam cũng thú vị lắm chứ?
Biên kịch phim Điện ảnh hoặc Truyền hình
Đây là ngành khá thú vị cho những ai đam mê bộ môn nghệ thuật thứ 7, hoặc các bộ phim dài tập. Ngành biên kịch phim Điện ảnh hoặc Truyền hình hiện tại khá ít trường đào tạo, bạn có thể tham khảo trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội để biết thêm các yêu cầu tuyển sinh cũng như điểm chuẩn vào trường.
Sau khi ra trường, bạn sẽ làm các công việc liên quan đến viết kịch bản cho phim, khán giả sẽ nghe từng câu thoại bạn viết thay vì đọc như những thể loại viết thông thường. Bạn sẽ lên ý tưởng cho phim dựa vào tuyến nhân vật, bối cảnh, lời thoại để đạo diễn dựa vào đấy tạo nên các thước phim hay trên màn ảnh. Kịch bản có thể do bạn tự sáng tạo hoặc dựa vào các tác phẩm tiểu thuyết, truyện ngắn có sẵn.
Hiện tại có nhiều cuộc thi liên quan đến viết kịch bản phim truyền hình được tổ chức, nếu bạn có đam mê và muốn thử sức, bạn nên tham gia. Hoặc bạn có thể học thêm các khóa đào tạo viết kịch bản ở Hồ Chí Minh, Hà Nội để có đủ kiến thức, kỹ năng nhận các công việc tự do liên quan đến viết kịch bản nhé!
Marketing
Marketing được cho là một ngành hót hiện nay và trong tương lai, đặc biệt về Digital Marketing. Với tốc độ phát triển của công nghệ thông tin cùng nhiều nền tảng khác nhau ra đời để phục vụ cho việc bán hàng của các thương hiệu, người làm trong ngành Marketing đang được săn đón với “giá” khá cao. Nếu mức thù lao khi viết một bài báo chí thông thường ở mức 400.000 cho một bài dài 1000 từ, thì chỉ cần một bài dạng story telling 1000 chữ có giá lên đến vài triệu mà doanh nghiệp sẵn sàng chi trả. Bạn đã thấy sự hấp dẫn của ngành này chưa nào?
Bạn có thể theo học ngành marketing để làm freelance tại các trường như:
– Khu vực miền Bắc:
- Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
- Đại học Công nghiệp Hà Nội
- Đại học Kinh tế Quốc dân
- Đại học Thương mại
- Đại học RMIT
- Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh – ĐH Thái Nguyên
– Khu vực miền Trung:
– Khu vực miền Nam:
- Đại học Kinh tế – Luật (ĐH Quốc gia TP.HCM)
- Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (Cơ sở phía nam)
- Đại học Công nghiệp TP.HCM
- Đại học Kinh tế TP.HCM
- Đại học Tài chính – Marketing
- Đại học Công nghệ TP.HCM
- Đại học Hoa Sen
- Đại học Hùng Vương
- Đại học Kinh tế – Tài chính TP.HCM
- Đại Học An Giang
- Đại học Cần Thơ
- Đại học Quốc tế Hồng Bàng
Bạn sẽ làm gì sau khi học xong ngành Marketing?
Khi đã có các kiến thức nền tảng về marketing, bạn có thể lựa chọn con đường làm freelance writer chuyên về content marketing, hoặc làm copywriter, hoặc làm brand manager,… Khi bạn có kỹ năng viết lách kèm kiến thức chuyên môn marketing, bạn sẽ giúp doanh nghiệp tạo ra được những nội dung sáng tạo, có sức hút để bán được hàng.
Những bài viết liên quan đến cách học và làm freelance writer cho người bắt đầu
Con đường trở thành freelance writer đặc biệt cho người mới bắt đầu có rất nhiều thử thách bạn cần vượt qua. Dù trước khi đặt bút điền thông tin ngành học hay đã ra trường và chuẩn bị dấn thân với nghề, mình hi vọng bạn sẽ đủ kiên trì và may mắn với con đường này.
Dưới đây là một vài bài viết mình mong sẽ hữu ích với bạn, những freelance writer mới bắt đầu sự nghiệp:
Lời khuyên dành cho những ai bắt đầu sự nghiệp freelance writer
Thu nhập của freelance writer có thể lên 100 triệu/tháng?
Những thất bại và thành công của mình khi làm freelance writer
Chia sẻ kinh nghiệm viết bài PR cho người mới bắt đầu
Là freelance writer tôi đã được và mất gì
4 cách để tìm kiếm khách hàng khi làm freelance writer
Những việc cần làm để bắt đầu sự nghiệp viết lách tự do chuyên nghiệp (freelance writer)
Hoặc bạn vào blog của Hạnh để đọc thêm nhiều bài nhé!
Bạn cũng có thể tiếp thêm động lực để Hạnh tiếp tục chia sẻ qua việc mua sách của mình trên TIKI nhé!
Đăng ký nhận bài viết mới nhất của Hạnh qua email nhé.