Lời khuyên nào để giúp bạn viết hay hơn? 6 lời khuyên để viết hay hơn bên dưới bài viết này sẽ phần nào giúp được bạn có thêm niềm cảm hứng trong việc viết lách.
Bạn cũng cần lưu ý rằng mỗi người đều có những góc nhìn rất riêng về chuyện viết hay và bài viết này hoàn toàn dựa vào kinh nghiệm của chính bản thân mình nhằm chia sẻ để bạn có thêm một góc nhìn trong tư duy của mình.
Nội Dung
- Làm cách nào để viết hay hơn?
- Giúp bạn trở thành cây viết chuyên nghiệp. Kiếm tiền bằng nghề viết. Giới thiệu tới bạn thông tin khóa học của mình nhé.
- Lời khuyên 1: Công thức không quan trọng bằng sự thấu hiểu độc giả
- Lời khuyên 2: Muốn viết hay, bạn cần đọc thật nhiều
- Lời khuyên 3: Hãy gia tăng sự trải nghiệm để viết hay hơn
- Lời khuyên 4: Gia tăng khả năng kể chuyện trong từng bài viết
- Lời khuyên 5: Hãy bắt chước trước khi sáng tạo
- Lời khuyên 6: Hãy luyện viết mỗi ngày
Làm cách nào để viết hay hơn?
“T có tham gia group luyện viết của chị trên fb, thấy ngưỡng mộ khả năng viết content của chị”
Một hôm, mình nhận được một lời khen khiến gia tăng tinh thần để tiếp tục viết cho những ai đang dõi theo Hạnh Nguyễn. Mình mong rằng những bài viết, những chia sẻ của mình sẽ truyền cảm hứng cho thật nhiều người đang đi trên con đường trở thành Freelance Writer.
Trong suốt quá trình làm nghề viết lách tự do chuyên nghiệp, mình đã và đang nhận được rất nhiều lời khen từ độc giả, khách hàng rằng mình viết hay nhưng bản thân cũng từng khá tự ti vì nghĩ rằng mình viết dở.
Để giúp bản thân thoát khỏi suy nghĩ tiêu cực này mình sẽ chỉ chú tâm đến những lời khen và xem đó là động lực để viết tốt hơn.
Trước khi tìm hiểu 5 lời khuyên để viết hay hơn thì mình muốn gửi đến bạn về tư duy làm cách nào để viết hay hơn?
Trước tiên bạn cần phải viết mỗi ngày và xem đó là một thói quen giống như việc bạn cần phải ăn cơm mỗi ngày, bạn cần phải đánh răng mỗi ngày, bạn cần phải uống nước mỗi ngày vậy đó.
Tiếp theo để viết hay hơn bạn cần phải học theo những cấu trúc viết lách từ những cuốn sách liên quan, ví dụ như cuốn BÚT HẾT NẶNG, VIẾT HẾT ĐAU có nội dung khá đầy đủ để hướng dẫn bạn viết nhiều thể loại khác nhau.
Giúp bạn trở thành cây viết chuyên nghiệp. Kiếm tiền bằng nghề viết. Giới thiệu tới bạn thông tin khóa học của mình nhé.
TÌM HIỂU THÊM->>>ĐỌC THÊM: Đọc sách: Nguồn cảm hứng và kiến thức bất tận cho viết lách
Và một điều cũng khá quan trọng là nếu có ai đó hướng dẫn bạn, đồng hành cùng bạn trên một chặng đường viết lách để bạn nhận ra mình đang sai ở đâu và làm cách nào để mình tiến bộ hơn thì là một điều tuyệt vời.
Và bên cạnh những điều này thì 5 lời khuyên để viết tốt hơn bên dưới hi vọng sẽ giúp được bạn.
Lời khuyên 1: Công thức không quan trọng bằng sự thấu hiểu độc giả
Lời khuyên đầu tiên để viết hay hơn là bạn cần hiểu độc giả mong muốn điều gì. Để làm được điều này, bạn cần trả lời được 5W+1H cho tất cả các bài mình sẽ viết.
Mình thường không áp dụng công thức nào trong quá trình viết lách. Mình chỉ áp dụng đúng việc trả lời 5W+1H cho tất cả các bài mình sẽ viết. Vì thế cho nên khi chia sẻ cho học viên, mình rất ít nói về công thức, mình chỉ khuyến khích học viên viết càng nhiều càng tốt. Khi viết đủ, tự khắc sẽ thành hay.
Vậy 5W + 1H là gì?
Đó là mình sẽ trả lời các câu hỏi để khiến cho bài viết có những thông tin giá trị và đúng với sự quan tâm của độc giả mục tiêu.
Ví dụ: Hãy viết về một sự kiện ra mắt sách Đường đến kho báu.
Bây giờ mình sẽ phân tích và trả lời 5W + 1H mà độc giả sẽ quan tâm là gì nhé!
Who (Ai?) – Bài viết được đề cập đến ai đây?
-> Trả lời: Bài sẽ viết về tác giả Mai Thanh Tùng với các background đáng chú ý.
What (Cái gì?) – Bài viết này viết về cái gì vậy?
-> Trả lời: Bài sẽ cung cấp cho độc giả về thông tin có một tác giả tên là Mai Thanh Tùng đã viết được cuốn sách đầu tay có tên Đường đến kho báu và tổ chức một sự kiện ra mắt sách đến độc giả.
When (Khi nào?) – Sự kiện ra mắt sách này diễn ra khi nào vậy?
-> Trả lời: Bài viết sẽ đề cập đến thời gian của sự kiện để mọi người nắm được mà sắp xếp thời gian tham gia.
Where (Ở đâu?) – Sự kiện ra mắt sách này diễn ra ở đâu vậy?
-> Trả lời: Bài viết sẽ đề cập đến địa điểm của sự kiện để mọi người nắm được mà sắp xếp thời gian tham gia.
Why (Tại sao?) – Tại sao lại viết sách? Tại sao lại tổ chức ra mắt sách? Tại sao tôi cần quan tâm đến thông tin này?
-> Trả lời:
Ý 1: Bài viết sẽ cho bạn đọc nội dung lý do viết sách để lại di sản, để chia sẻ kiến thức về cách mà những nhân vật thành công trên thế giới họ đã có những bí mật nào giúp họ đạt được thành tựu vượt bậc. Tác giả muốn cuốn sách Đường đến kho báu sẽ cho độc giả những “kho báu” để sống hạnh phúc hơn, trí tuệ hơn và giàu có hơn.
Ý 2: Bài viết sẽ chỉ ra những lý do tổ chức ra mắt sách: Để cho độc giả biết đến cuốn sách đầu tay của tác giả; Để phục vụ công tác bán sách trực tiếp tại lễ ra mắt với các khuyến mãi dành cho người mua; Để chia sẻ những câu chuyện thú vị xoay quanh chuyện viết sách.
Ý 3: Nếu bạn đọc quan tâm đến cách thoát khỏi cuộc sống chán chường hiện tại, muốn có động lực để thay đổi cuộc sống, muốn sống một cuộc đời hạnh phúc, nắm được toàn bộ bí mật để tự tìm cho mình “kho báu” đổi đời thì có thể đến tham gia lễ ra mắt sách. Bên cạnh đó là cơ hội được kết nối cùng tác giả, nghe tác giả chia sẻ câu chuyện làm sách cũng như được mua sách với giá ưu đãi lên đến 40%.
How (Như thế nào): Sự kiện này diễn ra như thế nào?
Trả lời: Sự kiện sẽ được tổ chức trong không gian thân mật, giới hạn 100 khách mời, tại địa chỉ (…). Khách đến dự cần đăng ký trước vào form có sẵn và xác nhận để chắc chắn đến dự.
Bên trên là cách mình sẽ tự trả lời các câu hỏi 5W-1H để tạo nên một bài viết đầy đủ thông tin giá trị cho độc giả.
Việc trả lời đầy đủ 5W + 1H trong bài viết sẽ giúp cho độc giả hiểu đúng những gì họ đang quan tâm. Việc thấu hiểu độc giả của mình hay không đều đến từ bước trả lời cho các câu hỏi này.
Để thuần thục được việc này, bạn cần tự mình đóng vai độc giả trước những đề tài cụ thể, sau đó hãy tò mò về thông tin mình muốn biết cho bài viết cụ thể. Nếu bạn tò mò về các thông tin đó thì khả năng cao, độc giả của bạn cũng cần những điều ấy.
->>>ĐỌC THÊM: Học viết hay khi làm Freelance Writer
->>>ĐỌC THÊM: Như thế nào là một bài viết hay và bí quyết viết hay cho Freelance Writer là gì?
Lời khuyên 2: Muốn viết hay, bạn cần đọc thật nhiều
Mình đọc rất nhiều. Mình đọc kiến thức từ nhiều nguồn khác nhau, và đặc biệt là đọc sách. Ngôn ngữ sách được duyệt qua “tầng tầng lớp lớp” bởi các chuyên gia ngôn ngữ, thế nên nó có độ chuẩn từ cách dùng từ, bố trí cấu trúc câu, đến cả dấu chấm, dấu phẩy, ngắt đoạn, cách dùng (), “”,…
Lúc trước, đọc sách giúp mình thu nhận kiến thức ở nhiều lĩnh vực để làm chất liệu sống, chất liệu viết ở nhiều đề tài khác nhau. Còn từ lúc chuyển qua viết sách cho chính mình, viết chấp bút cho doanh nghiệp, các nhà lãnh đạo, các chuyên gia,… thì việc đọc sách nhiều giúp mình học hỏi được cách viết, học được cách dùng từ, cách dùng dấu câu chuẩn chỉnh.
Đọc sách là một trong những lời khuyên để viết hay hơn mà mình khuyên bạn thực hiện mỗi ngày. Khi đọc sách, bạn không chỉ được trải nghiệm những câu chuyện hấp dẫn mà còn học hỏi nhiều kỹ năng quan trọng để nâng cao khả năng viết lách của mình.
Đó là học cách trình bày dấu câu: Đọc sách giúp bạn hiểu rõ hơn về cách sử dụng dấu câu một cách chính xác và hiệu quả. Từ việc sử dụng dấu chấm, dấu phẩy, đến dấu chấm than và dấu hỏi, mỗi dấu câu đều có vai trò riêng trong việc tạo nên nhịp điệu và cảm xúc cho câu văn. Việc đọc nhiều sách sẽ giúp bạn nắm bắt được cách sử dụng dấu câu đúng ngữ cảnh, góp phần làm cho bài viết của bạn trở nên mạch lạc và dễ hiểu hơn.
Đó là học cách trình bày đoạn văn: Qua việc đọc sách, bạn có thể quan sát cách các tác giả trình bày đoạn văn sao cho rõ ràng và cuốn hút. Một đoạn văn được tổ chức tốt thường bao gồm một câu chủ đề, các câu phát triển ý và một câu kết luận. Việc phân tích cấu trúc đoạn văn trong các cuốn sách giúp bạn áp dụng những kỹ thuật này vào bài viết của mình, từ đó nâng cao khả năng tổ chức và truyền đạt ý tưởng.
Đó là học cách bố trí bố cục logic: Sách cung cấp những ví dụ cụ thể về cách bố trí bố cục logic cho một tác phẩm. Việc theo dõi các phần mở đầu, thân bài và kết luận trong sách sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cách sắp xếp ý tưởng một cách hợp lý và liền mạch.
Điều này không chỉ làm cho bài viết của bạn dễ theo dõi mà còn giúp người đọc hiểu rõ hơn về nội dung bạn muốn truyền tải. Chưa kể việc xem mục lục và nghiên cứu kỹ việc này ở mỗi đầu sách bạn đọc sẽ là cơ hội để bạn hiểu hơn việc các tác giả có “ý đồ” gì trong quá trình tổ chức thông tin, để tạo sức hút cho độc giả.
Đọc sách là một phương pháp hiệu quả để nâng cao kỹ năng viết lách. Bằng cách học cách trình bày dấu câu, trình bày đoạn văn và bố trí bố cục logic, bạn có thể cải thiện đáng kể khả năng viết của mình. Hãy tận dụng mọi cơ hội để đọc và học hỏi từ các tác phẩm xuất sắc, điều này sẽ mang lại cho bạn những lời khuyên để viết hay hơn và nâng cao chất lượng bài viết của bạn.
Lời khuyên 3: Hãy gia tăng sự trải nghiệm để viết hay hơn
Mình có sự trải nghiệm với nhiều lĩnh vực, nhiều mối quan hệ, nhiều địa điểm, nhiều sở thích, nhiều công việc, nhiều thời gian… thế nên điều này giúp mình có góc nhìn đa chiều và cách tiếp cận dễ dàng hơn trong các ngách nội dung khác nhau. Vậy nên bạn sẽ thấy người nào mà “trải sự đời” hoặc có thâm niên trong lĩnh vực bất kỳ nào khi bắt đầu học viết nghiêm túc cũng đều viết rất tốt cả.
Lúc còn sinh viên, mình tham gia hầu hết các hoạt động như đi phục vụ nhà hàng, đi phát tờ rơi, đi bán hàng ở mỗi phòng của ký túc xá Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, đi chạy event, tham gia cổ đông mở quán cà phê,…
Sau này ra trường, mình lại tận dụng mọi cơ hội để được viết ở nhiều chủ đề khác nhau, mình nhận viết miễn phí cho tổ chức phi lợi nhuận, mình nhận viết giá rẻ để trải nghiệm, mình nhận việc liên quan đến marketing dù lúc đấy chưa làm bao giờ để được học,…
Rồi mình tiếp tục tập tành kinh doanh phòng trọ cho thuê, kinh doanh bất động sản, sản xuất sách rồi bán sách, mở shop Lee&Tee để bán túi xách, khởi nghiệp mở dịch vụ Agency cung cấp giải pháp nội dung, digital marketing cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, mở dịch vụ xuất bản sách trọn gói cho tác giả, doanh nghiệp,…
Chính quá trình làm, nếm mùi thất bại, thành công mà bản thân tích luỹ được rất nhiều kinh nghiệm, bài học, sự trải nghiệm quý giá để trưởng thành hơn, để khôn ngoan hơn.
Một trong những bí quyết để viết hay hơn mà mình muốn khuyên bạn là hãy gia tăng sự trải nghiệm trong cuộc sống. Trải nghiệm từ công việc, những chuyến đi, và các mối quan hệ không chỉ làm phong phú thêm vốn sống của bạn mà còn cung cấp nguồn cảm hứng dồi dào cho việc viết lách.
Trải nghiệm từ công việc: Công việc không chỉ là nơi kiếm sống mà còn là nguồn tài liệu phong phú cho những câu chuyện và bài viết. Những thách thức, thành công, thất bại, và những bài học bạn thu được từ công việc đều có thể trở thành chất liệu viết lách quý giá. Ví dụ, một người làm trong lĩnh vực y tế có thể viết về những câu chuyện cảm động về bệnh nhân và cuộc chiến chống lại bệnh tật. Những trải nghiệm từ công việc mang đến cho bạn sự chân thực và sâu sắc trong từng câu chữ.
Trải nghiệm qua những chuyến đi: Những chuyến đi mở ra cho bạn cơ hội khám phá những vùng đất mới, gặp gỡ những con người mới và học hỏi những nền văn hóa khác nhau. Mỗi chuyến đi là một hành trình khám phá không chỉ về địa lý mà còn về con người và cuộc sống.
Những cảnh quan hùng vĩ, những món ăn đặc sản, và những phong tục tập quán độc đáo đều có thể trở thành nguồn cảm hứng vô tận cho việc viết lách. Hơn nữa, những trải nghiệm này giúp bạn có cái nhìn đa chiều và sâu sắc hơn về thế giới.
Trải nghiệm qua những mối quan hệ: Các mối quan hệ trong cuộc sống cũng là nguồn cảm hứng quan trọng để viết hay hơn. Tình yêu, tình bạn, gia đình và thậm chí là những xung đột và mâu thuẫn đều mang lại những câu chuyện đầy cảm xúc và ý nghĩa.
Những cảm xúc chân thật và sâu sắc từ các mối quan hệ giúp bài viết của bạn trở nên sống động và gần gũi hơn với người đọc. Việc hiểu và diễn đạt những cảm xúc phức tạp trong các mối quan hệ cũng giúp bạn phát triển kỹ năng viết một cách toàn diện.
Hãy sống, cảm nhận và chia sẻ – đó chính là chìa khóa để viết hay hơn mỗi ngày.
Lời khuyên 4: Gia tăng khả năng kể chuyện trong từng bài viết
Một trong những lời khuyên tiếp theo để viết hay hơn là gia tăng khả năng kể chuyện trong từng bài viết.
Mình tuân thủ style khiêm tốn khi viết, mình viết theo cách kể chuyện của chính mình rồi suy ra bài học nên tạo cảm giác gần gũi với độc giả hơn. Trong khi viết cho khách hàng, viết chấp bút sách, mình cũng theo phong cách này mà áp dụng. Bởi vì tâm lý người đọc nói chung đều muốn nghe câu chuyện của người khác, và muốn biết tại sao họ làm được điều này, tại sao họ trải qua chuyện A, chuyện B,… (Tuy nhiên cũng sẽ có vài trường hợp ngoại lệ, mình buộc đóng vai tác giả để viết theo style mà họ đang có).
Kể chuyện là một nghệ thuật giúp bài viết của bạn trở nên sống động và cuốn hút hơn. Khả năng kể chuyện không chỉ giúp bạn truyền tải thông điệp một cách hiệu quả mà còn giúp kết nối với người đọc ở mức độ sâu sắc hơn.
Để viết hay hơn, bạn hãy kể chuyện trải nghiệm của bản thân: Kể chuyện từ chính trải nghiệm của bản thân mang lại sự chân thực và gần gũi cho bài viết. Khi chia sẻ những câu chuyện cá nhân, bạn tạo ra một kết nối mạnh mẽ với người đọc vì họ có thể thấy một phần của chính mình trong câu chuyện của bạn.
Ví dụ, một câu chuyện về hành trình vượt qua khó khăn để đạt được mục tiêu có thể truyền cảm hứng và động lực cho người đọc. Sự chân thực và cá nhân hóa này làm cho bài viết của bạn trở nên đáng tin cậy và dễ dàng chạm đến trái tim của người đọc.
Để viết hay hơn, bạn hãy kể chuyện từ khách hàng/học viên hoặc từ người xung quanh: Kể lại những câu chuyện từ khách hàng, học viên hoặc những người xung quanh là một cách tuyệt vời để viết hay hơn. Những câu chuyện này không chỉ minh họa cho các khái niệm và ý tưởng mà bạn đang trình bày mà còn cung cấp bằng chứng thực tế về sự hiệu quả của những gì bạn đề cập.
Ví dụ, nếu bạn viết về lợi ích của một phương pháp học tập mới, việc kể lại câu chuyện thành công của một học viên sẽ làm cho bài viết thuyết phục hơn. Những câu chuyện từ người thật việc thật mang lại sự đa dạng và chiều sâu cho bài viết của bạn.
Việc kể chuyện là một công cụ mạnh mẽ để viết hay hơn. Kể chuyện từ trải nghiệm cá nhân, từ khách hàng/học viên hoặc từ những người xung quanh không chỉ làm cho bài viết của bạn trở nên sinh động và cuốn hút hơn mà còn giúp tạo ra sự kết nối cảm xúc mạnh mẽ với người đọc. Hơn nữa, kể chuyện còn giúp làm rõ những ý tưởng phức tạp và minh họa cho các khái niệm một cách hiệu quả.
Hãy luyện tập và áp dụng kỹ năng kể chuyện trong bài viết của bạn để nâng cao chất lượng và sức ảnh hưởng của mỗi bài viết.
Lời khuyên 5: Hãy bắt chước trước khi sáng tạo
Mình có khả năng bắt chước những gì người khác làm, những gì người khác viết. Một đứa bé học những bài học đầu đời cũng đều từ bắt chước. Và một người bất kỳ muốn giỏi ở một lĩnh vực nào thì cũng cần thực hiện được bước bắt chước. Bắt chước không có nghĩa là đạo văn, là copy nha!
Bắt chước ở đây là học cách người ta viết, tự hỏi chính mình là người ta đã làm gì để có được một bài hay thế. Họ bố trí câu văn thế nào, tạo tiêu đề ra sao, tại sao ý này thuyết phục được mình?… Ví dụ họ viết được 3 ý, thì mình cũng bắt chước được 3 ý đó, nhưng triển khai rộng hơn, và bổ sung thêm 2 ý nữa, thế là bài mình viết được 5 ý. Vậy là tốt hơn họ rồi.
Một trong những phương pháp hiệu quả để viết hay hơn là sử dụng khả năng bắt chước. Đây không phải là sao chép nguyên vẹn tác phẩm của người khác, mà là học cách họ viết để áp dụng vào phong cách viết của riêng bạn. Học hỏi từ những nhà văn giỏi giúp bạn nâng cao kỹ năng viết và phát triển phong cách riêng một cách tự nhiên và hiệu quả.
Bước đầu tiên trong việc sử dụng khả năng bắt chước để viết hay hơn là quan sát và phân tích cách viết của những tác giả mà bạn ngưỡng mộ. Chú ý đến cách họ sử dụng từ ngữ, cấu trúc câu, cách tạo nhịp điệu và cách họ phát triển ý tưởng. Ví dụ, nếu bạn yêu thích cách J.K. Rowling tạo dựng thế giới pháp thuật trong “Harry Potter”, hãy phân tích cách cô ấy miêu tả cảnh vật, xây dựng nhân vật và dẫn dắt cốt truyện. Từ đó, bạn có thể học hỏi và áp dụng những kỹ thuật này vào bài viết của mình.
Sau khi quan sát và phân tích, hãy bắt đầu thực hành bắt chước có chọn lọc. Viết lại một đoạn văn ngắn theo phong cách của tác giả mà bạn ngưỡng mộ, nhưng với nội dung của riêng bạn. Việc này giúp bạn nắm bắt cách sử dụng ngôn ngữ và phong cách viết của họ.
Chẳng hạn, nếu bạn muốn học cách viết miêu tả chi tiết như Haruki Murakami, hãy thử viết một đoạn văn miêu tả cảnh quan hoặc cảm xúc theo cách mà Murakami thường làm. Thực hành thường xuyên giúp bạn dần dần phát triển phong cách viết riêng của mình.
Một trong những bí quyết để viết hay hơn là kết hợp nhiều phong cách viết khác nhau. Đừng chỉ giới hạn mình trong việc bắt chước một tác giả, hãy học hỏi từ nhiều nguồn khác nhau. Kết hợp những gì bạn học được từ các nhà văn khác nhau giúp bạn tạo ra một phong cách viết độc đáo và phong phú. Ví dụ, bạn có thể học cách xây dựng câu chuyện từ George Orwell, cách sử dụng hình ảnh từ Gabriel Garcia Marquez, và cách miêu tả cảm xúc từ Jane Austen. Sự đa dạng trong phong cách viết giúp bạn trở nên linh hoạt và sáng tạo hơn.
Nhận phản hồi từ người khác là một phần quan trọng trong quá trình học hỏi để viết hay hơn. Chia sẻ bài viết của bạn với bạn bè, gia đình hoặc nhóm viết lách và lắng nghe ý kiến của họ. Họ có thể chỉ ra những điểm mạnh và điểm yếu trong bài viết của bạn, từ đó bạn có thể điều chỉnh và cải thiện. Hãy cởi mở với phản hồi và sẵn sàng chỉnh sửa bài viết của mình. Quá trình này giúp bạn nhận ra những gì mình đã học được và làm thế nào để áp dụng nó một cách hiệu quả.
Sử dụng khả năng bắt chước là một phương pháp hiệu quả để viết hay hơn. Bằng cách quan sát và phân tích, thực hành bắt chước có chọn lọc, kết hợp các phong cách viết, nhận phản hồi và đọc nhiều sách, bạn có thể nâng cao kỹ năng viết của mình một cách toàn diện. Hãy kiên trì và không ngừng học hỏi từ những người giỏi hơn bạn, điều này sẽ giúp bạn phát triển phong cách viết riêng và trở thành một nhà văn xuất sắc.
Lời khuyên 6: Hãy luyện viết mỗi ngày
Và cuối cùng, chắc chắn một điều rằng để viết hay hơn, bạn cần luyện viết mỗi ngày. Bạn biết không, mình viết rất nhiều. Hầu như mình viết mỗi ngày. Số lượng từ mỗi ngày mình viết trung bình khoảng 2000-3000 từ. Nếu bạn viết được càng nhiều, càng đều đặn, trình của bạn sẽ càng nâng cao.
Viết lách là một kỹ năng cần thời gian và sự kiên trì để phát triển. Một trong những cách hiệu quả nhất để viết hay hơn là hình thành thói quen luyện viết mỗi ngày. Giống như bất kỳ kỹ năng nào khác, viết lách đòi hỏi sự luyện tập liên tục để cải thiện. Dưới đây là lý do vì sao luyện viết mỗi ngày là một thói quen quan trọng và cách bạn có thể bắt đầu xây dựng thói quen này.
Luyện viết mỗi ngày giúp cải thiện kỹ năng viết: Luyện viết mỗi ngày cho phép bạn liên tục cải thiện kỹ năng viết của mình. Khi bạn viết thường xuyên, bạn sẽ phát hiện ra những lỗi thường gặp và có cơ hội để khắc phục chúng. Mỗi lần viết là một cơ hội để bạn thử nghiệm các cấu trúc câu mới, từ vựng mới, và cách diễn đạt mới.
Ví dụ, bạn có thể bắt đầu với việc viết nhật ký hàng ngày, ghi lại những suy nghĩ, cảm xúc và những sự kiện quan trọng trong ngày. Thói quen này không chỉ giúp bạn rèn luyện kỹ năng viết mà còn giúp bạn phản ánh và hiểu rõ hơn về bản thân.
Viết mỗi ngày giúp duy trì dòng chảy sáng tạo: Sáng tạo không phải lúc nào cũng tự nhiên đến. Bằng cách viết mỗi ngày, bạn giữ cho dòng chảy sáng tạo luôn được kích hoạt. Khi viết trở thành một thói quen hàng ngày, bạn sẽ thấy việc bắt đầu viết trở nên dễ dàng hơn và ít bị trì hoãn hơn.
Ví dụ, bạn có thể dành 15-30 phút mỗi ngày để viết những đoạn văn ngắn, câu chuyện hoặc thậm chí là những ý tưởng bất chợt. Thói quen này giúp bạn duy trì sự sáng tạo và luôn sẵn sàng để nắm bắt những ý tưởng mới.
Luyện viết mỗi ngày giúp xây dựng kỷ luật cá nhân: Hình thành thói quen viết mỗi ngày là một cách tuyệt vời để viết hay hơn và cũng là để xây dựng kỷ luật cá nhân. Kỷ luật trong việc viết lách giúp bạn có được sự kiên nhẫn và quyết tâm cần thiết để hoàn thành các dự án viết lách dài hạn. Ví dụ, nếu bạn đang viết một cuốn tiểu thuyết, việc viết mỗi ngày dù chỉ một vài trang sẽ giúp bạn tiến gần hơn đến mục tiêu hoàn thành cuốn sách. Kỷ luật cá nhân này cũng có thể áp dụng vào các khía cạnh khác trong cuộc sống và công việc của bạn.
Luyện viết mỗi ngày giúp bạn tìm thấy giọng văn riêng: Mỗi cây viết đều có giọng văn riêng biệt, và luyện viết mỗi ngày giúp bạn khám phá và phát triển giọng văn của mình. Khi bạn viết thường xuyên, bạn sẽ dần dần nhận ra phong cách viết mà bạn cảm thấy thoải mái và tự nhiên nhất. Ví dụ, bạn có thể thử viết theo nhiều thể loại khác nhau như truyện ngắn, thơ, tiểu luận, và nhận ra đâu là phong cách phù hợp nhất với bạn. Giọng văn riêng biệt không chỉ làm cho bài viết của bạn trở nên đặc sắc mà còn giúp bạn tự tin hơn trong việc truyền tải thông điệp.
Viết mỗi ngày tạo ra một kho tư liệu phong phú: Khi bạn viết mỗi ngày, bạn sẽ dần dần tạo ra một kho tư liệu phong phú. Kho tư liệu này không chỉ là những bài viết hoàn chỉnh mà còn bao gồm những ghi chép, ý tưởng, và bản nháp. Khi cần ý tưởng hoặc nội dung cho các dự án viết lách, bạn có thể dễ dàng quay lại và tham khảo kho tư liệu này. Ví dụ, nếu bạn viết nhật ký hàng ngày, bạn có thể sử dụng những câu chuyện và trải nghiệm trong nhật ký để làm cảm hứng cho các bài viết khác.
Hãy bắt đầu với những mục tiêu nhỏ và dần dần tăng cường thói quen viết mỗi ngày. Điều này không chỉ giúp bạn trở thành một nhà văn giỏi hơn mà còn mang lại nhiều lợi ích trong cuộc sống và công việc của bạn.
Vậy nên cố gắng viết thật nhiều bạn nhé!
Đăng ký nhận bài viết mới nhất của Hạnh qua email nhé.