Freelance Business được hiểu như thế nào? Làm thế nào để bắt đầu khi chưa có kiến thức, kỹ năng gì? Làm sao để gia tăng thu nhập khi làm Freelance Business?
Bài viết này hy vọng mang đến bạn kiến thức hữu ích!
Nội Dung
Freelance Business là gì?
Freelance Business có nghĩa là bạn làm chủ mọi công việc tự do của bạn bao gồm: lên ý tưởng dịch vụ, xây dựng hồ sơ tìm khách hàng, đóng gói sản phẩm, chào thầu khách hàng, quản lý đầu việc, tìm kiếm cộng sự, lên hợp đồng công việc, hạch toán chi phí, lợi nhuận, nộp thuế…
Những công việc này chẳng khác nào việc bạn sẽ học cách tự vận hành doanh nghiệp nhỏ chỉ có một mình hoặc vài người mà bạn tin tưởng để làm việc cùng. Bạn nên đọc thêm các cuốn sách về khởi nghiệp, hoặc Freelance Business để tìm kiếm các điểm chung của những người khởi nghiệp họ đã và đang làm gì.
100 ý tưởng kinh doanh tuyệt hay
Để xây dựng doanh nghiệp hiệu quả
Giúp bạn trở thành cây viết chuyên nghiệp. Kiếm tiền bằng nghề viết. Giới thiệu tới bạn thông tin khóa học của mình nhé.
TÌM HIỂU THÊMTạo lập mô hình kinh doanh cá nhân
Con đường trở thành Freelance Writer
Freelance to Freedom – Làm việc tự do – sống đời tự tại
Làm thế nào để bắt đầu xây dựng sự nghiệp Freelance Business?
Nếu bạn từng biết đến mình qua bài viết Tài chính cho Freelance Writer: Từ 0 đến $5000 hoặc bài Thu nhập của freelance writer có thể lên 100 triệu/tháng? Bạn sẽ hiểu được cách mình đã xây dựng sự nghiệp Freelance Business như thế nào.
Chắc chắn một điều rằng nếu đã lựa chọn, bạn cần xác định dành thời gian cho sự nghiệp này ít nhất 6 tháng để xây dựng mọi thứ. Đơn nhiên, bạn cần một quỹ dự phòng trong trường hợp không có thu nhập trong 6 tháng đó vì sẽ có sự chuyển đổi từ nghỉ việc qua làm tự do, hoặc dừng các công việc hiện tại để tập trung cải tiến, đóng gói sản phẩm, dịch vụ hiện tại.
Trong 6 tháng đó bạn cần làm những việc gì, cần đạt được mục tiêu nào?
Bạn phải nghiên cứu thị trường, xem lại toàn bộ công việc mình đã làm để xác định ngách bạn muốn theo đuổi, tìm kiếm khách hàng trong tương lai. Nếu bạn từng nhận các dự án viết lách liên quan đến du học, ẩm thực thì có tiếp tục để nâng cao trải nghiệm, tối ưu dịch vụ để nâng giá viết bạn từng nhận. Nếu bạn muốn đổi qua một hướng chủ đề khác hoàn toàn, chưa có kinh nghiệm nhưng thị trường đang rất cần (ví dụ bất động sản, sức khoẻ, tài chính,…), bạn cần lên lại kế hoạch khởi động viết về nó sớm nhất có thể.
Dù lựa chọn ngách nào đi chăng nữa, bạn cũng cần sự tích luỹ sản phẩm cho riêng mình. Ít nhất bạn nên có từ 20 – 50 bài viết về chủ đề đó để chứng minh với khách hàng mình từng viết. Sẽ tuyệt vời hơn nếu bài về chủ đề đó được đăng lên báo chí, website của khách hàng, các trang uy tín, website cá nhân. Bởi có sản phẩm được công nhận, niềm tin trong lòng khách hàng sẽ gia tăng (dù chưa gặp bạn bao giờ), đồng thời độ nhận diện thương hiệu cá nhân của bạn cũng trở nên vững vàng hơn.
Và bước tiếp theo trong quá trình làm Freelance Business là cần xây dựng website cá nhân, thương hiệu thật chỉn chu, chuyên nghiệp. Bạn có để ý tất cả các doanh nghiệp, lớn hay bé đều có website không? Tại sao họ đầu tư vài chục triệu, vài trăm triệu, thậm chí vài tỷ đề làm một hệ thống website, gia tăng trải nghiệm cho người dùng?
Một trong những lý do quan trọng nhất là cách họ xây dựng thương hiệu, xây nhận diện trong lòng khách hàng, và họ cũng biết khách hàng ở trên đó cả.
Bạn có thể đọc lại bài Tại sao Freelance Writer nên xây dựng website cá nhân? Và bài Hướng dẫn tạo blog (website) chuyên nghiệp tiết kiệm chi phí từ A-Z và tìm cho mình thật nhiều lý do để bắt đầu nhé!
Với mình website giúp bản thân thể hiện đầy đủ nhất thông tin cá nhân, thành tích, ngách viết cho một đối tượng cụ thể muốn hướng đến (khách hàng, học viên). Vì thế các chủ đề mình chọn viết không dàn trải mà chỉ tập trung vào ngách này để đạt được mục tiêu vừa có khách hàng, vừa có học viên. Và tất nhiên, mình đã đạt được những mục tiêu này ngay những ngày đầu công khai website ra công chúng.
Hãy dành ít nhất một tháng để nghiên cứu cách làm website, cách thiết kế, tham khảo các website mà bạn cảm thấy thích thú, và tập trung viết ít nhất 30 bài chất lượng (chuẩn SEO, đạt trên 1200 từ,) để khi công khai dự án, bạn đã có sẵn các bài viết long-form xịn sò nhé!
Việc tiếp theo bạn cần làm để đứng vững được với hướng đến Freelance Business là thiết lập các gói dịch vụ chuyên nghiệp.
Mình rất thích làm việc với những bạn có sự rõ ràng trong quá trình làm việc lẫn dịch vụ mà bạn ấy cung cấp. Thông thường, khi trao đổi với các Freelance Writer nhiều kinh nghiệm, họ đều có mức giá cố định cho các thể loại bài viết khác nhau. Khách hàng chỉ việc chấp nhận giá đó hay không để tiếp tục làm việc.
Bản thân mình cũng vậy, khi nhận yêu cầu từ khách hàng, mình sẽ xem và báo lại giá (mình ít khi có giá cố định vì dựa vào yêu cầu của khách), tuy nhiên tùy thể loại mà mình có các giá chung để khi khách hàng thương lượng mình sẽ giải thích. Ví dụ, nếu cách đây 3 năm, giá một bài viết PR 1000 chữ mình có thể đồng ý viết ở mức 500.000 – 1000.000 thì giờ đây mình chỉ nhận khi khách đồng ý ở mức 2.000.000 – 5.000.000.
Điều khác biệt hơn là họ nhận được sự tư vấn chiến lược từ phía mình và cách mình xây dựng thương hiệu cá nhân với kinh nghiệm 10 năm viết lách, đủ để họ tin tưởng và đồng ý.
Việc xem xét mức giá dựa vào mức thu nhập bạn muốn đạt được trong một tháng, một năm, cũng như khả năng chấp nhận chi trả từ khách hàng của cá nhân mỗi người. Và đặc biệt, cần xem lại thông số kinh nghiệm mà bạn đã có đang ở bậc nào để có các gói báo giá sao cho phù hợp nhất. Trong khóa học coaching 1:1 của mình, các bạn học viên cũng sẽ tham khảo được cách lên một gói dịch vụ thế nào, tuy nhiên, việc định giá hoàn toàn nằm ở sự chủ động của bạn.
Sau khi có được mọi “vũ khí” để ra chiến trận, bạn cần phải đi “săn” để có khách hàng, có thu nhập thôi. Bạn nên tiếp cận ở hai cách: gián tiếp và trực tiếp.
Gián tiếp ở đây là gì?
Bạn nên chia sẽ góc nhìn về viết lách, công việc, về các case study mà bạn có được trong suốt quá trình làm việc lên các nhóm cộng đồng uy tín như Tâm sự con sen, Gen Z tập viết, Cùng làm content tại nhà, Writer Việt – viết đa nền tảng,… Khách hàng âm thầm theo dõi bạn từng ngày trên các trang như thế để đến lúc thích hợp, họ sẽ chủ động nhắn tin đến bạn.
Mỗi bài viết mình đăng lên các trang cộng đồng, mình đều nhận được những inbox, cuộc điện thoại hỏi dịch vụ, tư vấn và chốt hợp đồng trong tích tắt với các khách hàng rất uy tín, đúng với tần số mình mong muốn. Bạn hãy kiên trì mỗi tuần 1 bài viết hoặc nhiều hơn trong vòng 1 tháng, bạn sẽ thấy được tín hiệu tích cực từ vũ trụ mang đến cho bạn.
Một trong những cách tiếp theo để có khách hàng là chào thầu trực tiếp đến họ. Nhưng họ ở đâu nhỉ? Nếu chú ý quan sát bạn sẽ thấy họ hay đăng tin tìm kiếm người viết nội dung, người làm marketing, người thiết kế ở các trang liên quan. Bạn chỉ cần nhắn tin đến họ và giới thiệu dịch vụ mà mình đang cung cấp. Họ có chú ý đến bạn hay không phụ thuộc vào cách bạn tiếp cận, cách bạn chào thầu, và hồ sơ của bạn có thực sự đầu tư để họ “wow” hay không.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm kiếm các thương hiệu mà bạn thích, theo dõi tìm các điểm yếu, cần khắc phục và đưa ra một kế hoạch đề xuất với họ. Thậm chí xin được thực tập, viết miễn phí cho họ vài bài trước khi họ có đủ niềm tin hợp tác cùng bạn.
Là cách nào đi chăng nữa thì cũng cần bạn chịu khó hành động, đừng nản mỗi lần bị từ chối và biết cách lên chiến lược “săn” sao cho hợp lý nhất có thể.
Chúc bạn có được sự nghiệp Freelance Business thành công!
Đăng ký nhận bài viết mới nhất của Hạnh qua email nhé.