Khởi nghiệp tại môi trường quốc tế liệu có khó khăn, thử thách nào? Họ đã tích lũy cho mình những gì để thành công nơi biển lớn? Chắc hẳn câu chuyện khởi nghiệp của họ sẽ có điểm chung nhất định mà chúng ta cần học hỏi.
Nội Dung
- 1. Khởi nghiệp thành công – Đi theo tiếng gọi của đam mê
- Giúp bạn trở thành cây viết chuyên nghiệp. Kiếm tiền bằng nghề viết. Giới thiệu tới bạn thông tin khóa học của mình nhé.
- 2. Không cho phép bản thân bỏ cuộc trước bất kỳ khó khăn nào khi khởi nghiệp
- 3. Luôn tin vào chính mình
- 4. Hỗ trợ thế hệ trẻ Việt vươn xa
1. Khởi nghiệp thành công – Đi theo tiếng gọi của đam mê
Đi theo tiếng gọi của đam mê là điều tôi thấy ở những gương mặt Việt ghi dấu ấn năm châu trong cuốn sách Rạng danh tài trí Việt năm châu của tác giả Hạnh Nguyễn và Lệ Thu. Họ trẻ, họ nhận ra được sở thích và quyết tâm theo đuổi điều mà họ đam mê. Đó là chìa khóa cho thành công của họ nơi biển lớn.
Bạn có thể tìm thấy một Lưu Thế Lợi đam mê khoa học máy tính, miệt mài tìm tòi với lĩnh vực hoàn toàn mới có tên blockchain. “Những ngày đầu tiên trở thành nghiên cứu sinh tại Đại học Quốc gia Singapore, mình gặp phải một số vấn đề về việc
nhận tiền cũng như chuyển tiền. Mỗi lần nhận học bổng, mình đều cần trích gửi về
để hỗ trợ gia đình và em gái học đại học. Tuy nhiên, những khó khăn do chi phí
chuyển tiền về Việt Nam rất cao cũng như thời gian chuyển rất lâu gây khó khăn
và khiến mình liên tục phải nhờ sự trợ giúp từ bạn bè”.
Từ đó, ý tưởng về việc hình thành một công nghệ chuyển tiền mới một cách nhanh
chóng, tiết kiệm, bỏ qua khâu trung gian luôn thôi thúc Lợi.
Tìm hiểu và nghiên cứu về tiền điện tử và Bitcoin từ năm 2014, Lợi có nhiều băn
Giúp bạn trở thành cây viết chuyên nghiệp. Kiếm tiền bằng nghề viết. Giới thiệu tới bạn thông tin khóa học của mình nhé.
TÌM HIỂU THÊMkhoăn về công nghệ đằng sau chúng. Không bỏ qua, chàng trai Việt Những dành
quãng thời gian dài gần nửa năm để tự trả lời câu hỏi và thuyết phục giáo sư của
mình rằng, công nghệ đằng sau tiền điện tử là nghiêm túc, quan trọng và có quá
nhiều cơ hội ở thời điểm hiện tại.
Để chứng minh cho giả thuyết của mình, 9X đã tập trung gần như toàn bộ thời gian
của mình để nghiên cứu về blockchain * (hay còn gọi là chuỗi khối, là một cơ sở
dữ liệu phân cấp lưu trữ thông tin trong các khối thông tin được liên kết với nhau
bằng mã hóa và mở rộng theo thời gian) – công nghệ đằng sau Bitcoin.
Một mình Lợi loay hoay, miệt mài tìm tòi với lĩnh vực hoàn toàn mới (Bitcoin ra
đời từ năm 2009 và chỉ thực sự tung ra năm 2011). Thời điểm đó, rất khó để tìm ra
được cộng sự cùng nghiên cứu với mình, Lợi chỉ có có thể nhờ vào sự trợ giúp của
giáo sư.
Lời hứa với chính bản thân mình về một sản phẩm hữu ích cho xã hội dựa trên
công nghệ blockchain, giải quyết những khó khăn trong hệ thống thanh toán quốc
tế đã được hiện thực hóa, khởi đầu với sự ra đời của Kyber Network.” – Đó là cách mà chàng tiến sĩ trẻ Lưu Thế Lợi khởi sự Kyber Network, dự án gây được tiếng vang lớn
trong cộng đồng crypto (tiền mã hóa) khi huy động được số tiền 52 triệu đô
trong đợt mở bán tiền điện tử (token sale) vào năm 2017.
“Mùa hè 2015, Jennifer cảm thấy thực sự mất phương hướng. Cô biết mình không thể tiếp tục công việc trong ngành IT. Tuy rất dễ tìm việc với kinh nghiệm hiện có lúc đó, mức lương cũng cao và ổn định nhưng trái tim và khối óc Jennifer lại không nằm lĩnh vực này. Cuộc sống riêng cũng có nỗi muộn phiền, cô rơi vào trạng thái bi quan trong hai tháng trời. Một ngày, Jennifer quyết định lái xe một mình về Nevada, nơi có ngôi làng tôn giáo tên Ananda để theo khoá Work Exchange tại đây và theo học thiền, Yoga trong vòng nửa tháng.
“Nơi đó thật sự rất nhiệm màu” mắt Jennifer sáng rỡ khi kể về ngôi làng mà cô đã đặt chân tới. “Mình đã ở đó hai tuần, rũ bỏ các suy nghĩ tiêu cực về bản thân để hòa mình vào không khí an yên, các lớp yoga, thiền và đồ ăn chay siêu ngon ở đó” cô cười. “Thời gian này mình đã học được một triết lý và cũng là sự thực hành theo mình mãi về sau. Joy is within you – dù làm bất kì việc gì, sống ở đâu, mọi việc xung quanh thế nào, mình cũng phải đi tìm niềm vui, sự hứng khởi từ chính bên trong bản thân và tìm ra được mục đích sau cùng của công việc mình làm.”
Sau những trải nghiệm đã qua, Jennifer muốn có được sự cân bằng giữa cuộc sống cá nhân, công việc và đời sống tâm linh. Chuyến đi ấy đã giúp cô tìm được “spiritual life – đời sống tinh thần” cân bằng. Jennifer trở về lại thung lũng Silicon để bắt đầu khởi sự công ty của chính mình – American Education Alliance (AEA) làm về lĩnh vực du học vào năm 2015. Lúc đó, cô chưa nhận ra, AEA chính là cái nôi cho cô thấy được mục đích cuộc đời mình là gì.” – Jennifer Nguyễn, cô gái đã dám từ bỏ vị trí Giám đốc quản lý dự với mức lương cao để đi theo tiếng gọi trái tim mình. Chính lòng can đảm dám theo đuổi đam mê đến cùng, Jennifer đã thu được những trái ngọt bước đầu trên hành trình khởi nghiệp của mình dù khó khăn về vốn và kinh nghiệm. Năm 2019, AEA có 98% các em du học đến Canada thành công và 90% học sinh du học thành công đến Mỹ.
2. Không cho phép bản thân bỏ cuộc trước bất kỳ khó khăn nào khi khởi nghiệp
“Cơ duyên đưa cô gái trẻ đến với New York, chị quyết định bắt đầu cuộc sống mới đầy chông gai và thử thách gấp nhiều lần mà trước kia chưa bao giờ trải nghiệm.
Người New York có câu quen thuộc “When you make it here, you can make it anywhere – Nếu bạn sống được ở đây, bạn có thể sống được bất kỳ nơi đâu”, môi trường cạnh tranh vô cùng khốc liệt diễn ra hằng ngày ở New York vì nơi đây tụ hội rất nhiều người giỏi trên khắp thế giới đến sống và làm việc. Tiếng anh bập bẹ chữ có chữ không khiến người đối diện không hiểu, bản thân lại
không có nhiều tiền, mối quan hệ càng không là những thử thách chị đã phải đối
mặt. Như ở trong căn phòng nhỏ chưa đầy 1.5m khá bẩn, khó chịu, nhiều đêm liền
bị hành hạ bởi những vết cắn của rệp. “Tiền đi vay mượn, lại còn phải đi học, nợ
chất chồng nợ, cuộc sống bấp bênh khiến mình rơi vào trầm cảm nặng. Nhiều lần tự
hỏi bản thân làm gì ở đây, cuộc sống sắp tới sẽ ra sao? Càng nghĩ càng cùng quẫn
mà muốn tự tử” – Chị chia sẻ.
Nhiều lúc bình tâm lại, chị nghĩ về cha mẹ, người cho chị động lực lớn nhất để tiếp
tục trụ lại nơi đất khách. Gia đình chị từng rất giàu nhưng sau đó vỡ nợ vì cà phê
rớt giá, mẹ chị khi đó đã hơn 40 tuổi làm đủ nghề từ bán vé số đến bán bánh xèo
vỉa hè, ba chị phải chạy xe ba gác để gồng gánh tài chính cho cả nhà. Từ giàu đến
cảnh không có cơm ăn, mẹ chị đã chưa bao giờ bỏ cuộc thì không cớ gì đang có
sức trẻ và nhiều hoài bão chị có thể dễ dàng bị hoàn cảnh đánh gục. Chị không cho
phép bản thân mình bỏ cuộc trước bất kỳ thử thách nào của cuộc sống, những lối đi
dẫn đến ngõ cụt chẳng qua là cách chị ép bản thân mình cần động não để tìm lối
thoát. Rồi chị bắt tay vào hành động, việc đầu tiên chị tìm đến cộng đồng người
Việt tại New York để hỏi thông tin về cách thức ở cũng như xây dựng sự nghiệp tại
đây. Như dành thời gian để xây dựng các mối quan hệ, để tìm việc và để học tiếng
anh. Có được công việc lương tuy không cao nhưng khiến cuộc sống vào guồng,
cứ sáng 6h dậy đi học tiếng anh, sau đó đi làm mãi tới 2h sáng hôm sau mới về tới
nhà, những hôm tàu có vấn đề thì về đến nhà đã là 3-4 giờ sáng. Ngủ được vài
tiếng, Như cũng phải dậy để tiếp tục hành trình mưu sinh.
Những ngày được nghỉ, Như tranh thu gặp gỡ. Chị chỉ quen vài người có các mối
quan hệ rộng để tiết kiệm thời gian. Chị biết mình còn thiếu sót, còn bỡ ngỡ và vẫn
chưa biết bắt đầu từ đâu trên vùng đất vốn dĩ nhiều cơ hội này.” – Trích đoạn chia sẻ trong sách Rạng danh tài trí Việt năm châu.
Đó là cách mà Như Tôn đã vượt qua khó khăn để có cho mình một nhà hàng tại New York. Sáu năm làm đủ mọi vị trí của một nhà hàng với mục đích tích lũy kinh nghiệm, xây dựng mối quan hệ, Như đã đưa nhà hàng Cơm Tấm Ninh Kiều lọt vào top 5 nhà hàng Việt tốt nhất ở thành phố New York theo Michelin Guide và top 1 Vietnamese restaurant theo Eater New York bình chọn.
“Anh từng đối diện với rất nhiều thử thách của cuộc sống, nhưng qua mỗi lần như
thế, động lực và ý chí trong anh càng lớn mạnh để tiếp tục cố gắng.
Theo anh “Dám nghĩ lớn, dám làm và chịu làm” là chìa khóa quan trọng nhất.
Bước đầu tiên luôn rất khó khăn nhưng đừng từ bỏ, hãy tìm cách để giải quyết vấn
đề chứ đừng đổ lỗi hay than thở. “Dù còn nhiều vấn đề cần giải quyết trong hiện
tại và tương lai nhưng mình sẽ không bao giờ bỏ cuộc”
Sau những tháng ngày cố gắng, nỗ lực chàng tiến sĩ trẻ Phan Thế Hoàng cũng đã
gặt hái được những thành tích đáng tự hào. Nhưng tất cả những thành tích ấy để
Hoàng càng tự tin hơn trên con đường sự nghiệp tương lai và càng tiếp thêm động
lực để được cống hiến sức trẻ, cống hiến năng lực của mình cho cộng đồng.” – Đấy là lời nhắn nhủ từ chàng trai trẻ Phan Thế Hoàng, tốt nghiệp Tiến sĩ tại đại học Wollongong, New South Wales, Úc, hiện đang là chủ của một nhà hàng Việt tại Úc và là đồng sáng lập công ty xuất nhập khẩu VinaCen có trụ sở tại Sydney trong hành trình khởi nghiệp của mình.
“Gạo đem vào giã bao đau đớn – Gạo giã xong rồi trắng tựa bông – Sống ở trên đời
người cũng thế – Gian nan rèn luyện mới thành công” – Giã Gạo, Hồ Chí Minh
Quá trình gian nan rèn luyện đã đền đáp cho Hoàng một cách xứng đáng. Còn với
bạn thì sao? Bạn có chấp nhận trả giá để có được thành công cho riêng mình?
3. Luôn tin vào chính mình
“Khi được hỏi về một rào cản lớn của mình trong công việc khi về Việt Nam, Ngọc Mỹ
thẳng thắn chia sẻ: Điều đầu tiên là về ngôn ngữ, hầu như cô không dùng tiếng Việt
trong suốt 8 năm tại nước ngoài nên vốn từ và cách diễn đạt trong công việc gặp nhiều
thách thức. Thứ hai là về độ tuổi, giới tính. Ngọc Mỹ thường làm việc cùng đa số nam
giới nên cô có những áp lực nhất định về cách giao tiếp, ứng xử sao cho khéo léo để
tạo mối quan hệ tốt, mang lại kết quả cao cho công việc nhưng lại không để bất bình
đẳng. “Trong tiềm thức bất cứ ai, thế hệ 2 là những người được trao quá nhiều cơ hội
tốt, vì vậy sẽ được đặt lên vai ngoài các gánh nặng, còn có những ánh mắt hoài nghi,
dò xét. Tuy nhiên, mình phải coi điều này là bình thường để vượt qua nó. Điều gì cần
học hỏi vẫn cần học hỏi, điều gì cần quyết định vẫn cần quyết định, không nên để sự
phán xét của mọi người ảnh hưởng đến việc mình là ai. Cuộc sống luôn công bằng,
mình luôn tin rằng nếu mình cư xử tốt sẽ luôn có người tốt giúp đỡ.”” – Nguyễn Ngọc Mỹ và hành trình nâng tầm du lịch Việt.
Khi mới về nước, Nguyễn Ngọc Mỹ thường được truyền thông gắn với tên tuổi cha mình là ông Nguyễn Tuấn Hải – Chủ tịch HĐQT Alphanam Group như “Ái nữ xinh đẹp, giỏi kinh doanh của ông chủ Alphanam”, “Con gái Chủ tịch Alphanam đẹp như người mẫu” … nên ít ai hiểu được sự cố gắng và cam kết của Ngọc Mỹ trên hành trình trưởng thành. Mọi quyết định của cô, từ việc đi du học khi mới 14 tuổi, chọn ngành học, thành phố theo học cũng như sự lựa chọn khắt khe để có một Nguyễn Ngọc Mỹ ngày hôm nay.
“Trả lời câu hỏi thế nào là một startup thành công?, Hùng nói: “Đó không hẳn là kiếm
được nhiều hay ít tiền, mà là tạo ra một sản phẩm quan trọng với xã hội. Những công ty
như Google hay Facebook mà ngừng cung cấp dịch vụ, rõ ràng thế giới cũng bị ảnh
hưởng nhiều, đúng không? Họ là những công ty quan trọng với thế giới. Chúng tôi muốn xây dựng một Got It như thế!”.
Trở lại chuyện chân dung người sáng lập GotIt! với những thành công nhất định ở thung lũng Silicon, TS Hùng cười nói: “Thực ra tôi rất nghèo, nhưng tôi không cần nhiều tiền.
Nếu tôi muốn có nhiều tiền ngay thì các công ty lớn trong ngành hay những nhà đầu tư
Trung Quốc sẵn sàng trả tôi rất nhiều tiền để họ sở hữu GotIt!. Có lẽ đó là lý do mà các
cộng sự người Mỹ thích tôi và sẵn sàng đi theo”.
Và quả vậy, câu trả lời trọn vẹn nhất nằm ở khát vọng và tiềm năng lớn của một phần
mềm hữu ích, tạo giá trị khác biệt vì cộng đồng toàn cầu và được cộng đồng đón nhận
nồng nhiệt của GotIt!.” – Đó là cách mà anh Trần Việt Hùng, “cha đẻ” Got It, nền tảng chia sẻ kiến thức khổng lồ rất thành công tại Silicon luôn tin vào những gì mình làm và giá trị mà sản phẩm mang lại khi chọn con đường khởi nghiệp.
4. Hỗ trợ thế hệ trẻ Việt vươn xa
“Vũ Duy Thức nêu quan điểm: “Mỗi người sẽ có câu trả lời khác nhau về định nghĩa thành công và hạnh phúc. Cá nhân tôi cho rằng thành công là khi mang đến giá trị cho nhiều người thì sẽ ý nghĩa và bền vững hơn”.
Anh cho biết, bản thân cũng đã rất may mắn khi nhận được sự giúp đỡ từ rất nhiều người đi trước vào đúng thời điểm cần thiết. Bởi lẽ đó, tiến sĩ trẻ luôn tâm niệm muốn dùng khả năng của mình để đóng góp cho cộng đồng và truyền đạt kinh nghiệm cho thế hệ đi sau.
Dù bận rộn với công ty khởi nghiệp ở trung tâm công nghệ của nước Mỹ và thế giới, tiến
sĩ Vũ Duy Thức vẫn dành nhiều thời gian, công sức để đóng góp cho hoạt động cộng đồng tại quê hương. Anh là đồng sáng lập Quỹ VietSeeds (ra đời từ năm 2011) – hỗ trợ
các tân sinh viên nghèo, học giỏi ở Việt Nam với học bổng 4.000 USD/suất.
Từng tiếp xúc với nhiều sinh viên giỏi và chăm chỉ nhưng vì gia đình khó khăn mà phải
từ bỏ ước mơ, anh mong ước trong tương lai sẽ không còn những hoàn cảnh như vậy.
Tiến sĩ Thức vững tin rằng giáo dục là bệ phóng vững chắc nhất cho các bạn trẻ bởi khi
có tri thức, các bạn sẽ đảm bảo được tương lai dù xuất phát điểm có thấp hơn người khác.
“Năm 2018, chúng tôi đã tiếp sức được 250 bạn tân sinh viên. Việc điều hành, thuyết
phục tài trợ chưa bao giờ là dễ dàng nhưng chúng tôi sẽ không bỏ cuộc”, TS Vũ Duy
Thức chia sẻ.” – Đó là Vũ Duy Thức, nhà khởi nghiệp, tiến sĩ tốt nghiệp tại đại học Stanford danh tiếng thế giới, năm 2017, anh được tờ báo uy tín Mỹ The Business Journals bình chọn top 40 gương mặt dưới 40 tuổi ấn tượng nhất thung lũng Silicon với vai trò CEO của OhmniLabs.
“Dù ở xa nhưng trái tim cô gái trẻ vẫn luôn muốn hướng về quê hương Việt Nam, chính
ước nguyện đóng góp điều gì nhỏ bé cho đất nước mình, Hà quyết định đặt trụ sở công ty tại Hồ Chí Minh để tạo điều kiện cho các bạn trẻ tại đây được phát triển bản thân. “Mình nhận thấy năng lực của người Việt mình không thua kém gì so với nước ngoài, các bạn còn rất chăm chỉ và ham học hỏi, nên chỉ cần định hướng đúng là các bạn có thể làm được rất nhiều việc tốt. Mình còn muốn đóng góp cho các tổ chức từ thiện tại Việt Nam, nên văn phòng ở Việt Nam còn giúp mình phụ trách việc làm từ thiện khi mình không thể bay từ Mỹ về. Bọn mình trao đổi thông tin hàng ngày, họp hàng tuần qua mạng trực tuyến để kiểm soát tiến trình công việc.”” – Hà Lê cô gái với 2 công ty khởi nghiệp tại Mỹ đã chia sẻ về mong muốn giúp cho thế hệ trẻ Việt có thể vươn xa hơn trong tương lai.
Con đường khởi nghiệp sẽ lắm gian nan và nhiều thử thách cần vượt qua, nhưng nếu kiên trì, đi đúng hướng và luôn tin vào chính mình, rồi một ngày, chúng ta sẽ là những người chiến thắng.
Họ là những người trẻ, họ đã khởi nghiệp từ nấc thang đầu tiên trong cuộc đời và họ đã ghi dấu được thành quả nhất định ở trời Tây. Họ làm được, bạn và tôi cũng sẽ làm được, nếu chúng ta biết cố gắng không ngừng.
Đăng ký nhận bài viết mới nhất của Hạnh qua email nhé.