Trở thành cộng tác viên báo chí là một trong những công việc mà các Freelance Writer yêu thích lựa chọn. Tuy nhiên, đa phần các bạn đều bị báo chí từ chối hoặc không phản hồi cho các bài viết khi gửi đi. Lý do tại sao?
Trong bài viết này mình muốn chia sẻ đến bạn một vài lý phổ biến để lý giải tại sao bạn bị từ chối trong quá trình gửi bài cộng tác đến báo chí.
Nội Dung
Đề tài chưa mới khi bạn cộng tác báo chí
Hiện tại có các bạn đang tham gia học khóa Cộng tác viên báo chí của mình đã bắt đầu gửi những bài đầu tiên đến các trang báo. Trong số đó, có những đề tài được chấp nhận nhưng cần chỉnh sửa, có những bài từ chối vì bài chưa mới, chưa hay….
Điều này xuất phát từ quá trình bạn tư duy đề tài và chưa nghiên cứu sâu các tiêu chí, văn phong, cũng như những nội dung cụ thể của chuyên mục mình muốn cộng tác.
Mình ví dụ:
Bạn muốn viết về gương mặt khởi nghiệp để gửi đến chuyên mục Kinh doanh của báo Vnexpress.
Bạn cần xem lại chuyên mục đó đang viết những bài như thế nào, điểm chung của các bài đó như thế nào, và từ đó có tư duy về đề tài mình định viết đáp ứng các tiêu chí chung của họ.
https://vnexpress.net/giac-mo-tesla-cua-startup-xe-may-dien-viet-nam-4264500.html
Tiêu chí chung sau khi đọc xong bài này, bạn có nhận ra?
- Nhân vật khởi nghiệp có mô hình kinh doanh đặc biệt, khó ai làm được
- Bản thân nhân vật có các thành tích xuất sắc, được nhiều tổ chức công nhận, đánh giá
- Nhân vật khởi nghiệp gọi được vốn lên hàng triệu đô
- Nhân vật khởi nghiệp tại vùng quê nhưng có mức doanh thu trên 1 tỷ/năm
- Nhân vật đó chưa được báo chí khai thác, hoặc có câu chuyện đặc biệt chưa được công bố trên báo
Nếu tìm thấy nhân vật có một trong những tiêu chí như vậy, bạn sẽ được Vnexpress duyệt đăng.
Giúp bạn trở thành cây viết chuyên nghiệp. Kiếm tiền bằng nghề viết. Giới thiệu tới bạn thông tin khóa học của mình nhé.
TÌM HIỂU THÊMDưới đây là một vài hướng dẫn giúp bạn có được tư duy đề tài tốt hơn
Bước 1: Tìm kiếm chủ đề mình muốn viết, có thế mạnh. (Ví dụ: về thể thao)
Bước 2: Cập nhật tính thời sự của sự kiện thể thao đang diễn ra tại Việt Nam hoặc thế giới. (Ví dụ: Việt Nam gặp Trung Quốc trong trận vòng loại World Cup khu vực Châu Á vừa qua)
Bước 3: Tìm kiếm các bài viết cùng chủ đề trên Google để nghiên cứu, tìm ý tưởng và khai thác được khía cạnh độc đáo hơn. (Ví dụ: chủ đề về cầu thủ Wu Lei – đội Trung Quốc, mũi nhọn quan trọng của đối thủ.)
Sau khi tìm kiếm từ khóa: “wu lei mũi nhọn trung quốc”, Google đã cho ra rất nhiều bài liên quan nhưng có 3 bài viết đáng chú ý là:
https://thanhnien.vn/doi-trung-quoc-su-dung-so-do-nao-de-dau-tuyen-viet-nam-post1387727.html
https://baomoi.com/5-ngoi-sao-dat-gia-cua-tuyen-trung-quoc/c/40455873.epi
https://laodong.vn/photo/wu-lei-va-4-ngoi-sao-dang-chu-y-cua-tuyen-trung-quoc-960840.ldo
Bước 4: Lập dàn ý cho bài viết của mình với các ý mà báo khác chưa khai thác. (Ví dụ:
Mũi nhọn của Trung Quốc mang tên Wu Lei; Thông tin về cầu thủ; Lối chơi thế mạnh; Việt Nam cần chơi như thế nào để khóa mũi nhọn này…)
Thiếu kỹ năng viết thể loại báo chí để cộng tác
Hiện tại các bạn đang theo khóa CTV Báo chí với mình đa phần chưa được đào tạo về nghiệp vụ báo chí nên việc viết theo văn phong báo vẫn còn nhiều hạn chế so với các bạn đang học tại khoa Báo chí.
Chính vì thiếu kỹ năng nên việc sử dụng các từ ngữ, câu văn vẫn chưa đúng khiến các biên tập viên khó có thể nhận lời đăng bài. Nếu một bài báo cần nội dung ngắn gọn, đi thẳng vào chủ đề, tránh vòng vo, kể lể thì các bạn thường gặp lỗi mô tả, lỗi viết nhiều tính từ về cảm xúc…
Bạn nên nhớ tính chất của báo chí là thông tin và mang tính thời sự cao. Vì thế, khi khai thác bất kỳ đề tài nào, ở chuyên mục nào báo, hoặc trang tin điện tử, bạn cũng cần thể hiện được điều đó qua nội dung viết của mình.
Hãy chú ý 6 yếu tố 5W + 1H trong khi viết các thể loại báo chí để bài của bạn đạt được những tiêu chuẩn thông tin cần có.
Bạn hãy tự trả lời các câu hỏi sau trước khi viết:
What: Bạn viết về nội dung gì?
Who: Bạn viết về ai?
When: Yếu tố thời gian trong bài viết?
Where: Yếu tố địa điểm trong bài viết?
How: Yếu tố như thế nào trong bài viết?
Thiếu sự kiên trì theo đuổi đến cùng mục tiêu trở thành cộng tác viên báo chí
Người ta hay nói câu: “Đường dài mới biết ngựa hay”, câu nói này rất đúng khi lựa chọn con đường viết lách tự do để theo đuổi. Việc từ chối trong lần đầu tiên gửi đăng báo là điều bình thường của hầu hết các bạn mới bắt đầu.
Mình còn nhớ thầy, cô trong trường Đại học của mình thường nói với sinh viên rằng, nếu từ chối bài đầu tiên, hãy gửi tiếp bài thứ 2, thứ 3, thứ n cho đến khi được đăng mới thôi. Và mình đã áp dụng như thế nhưng không quá 5 bài là đã được đăng rồi đấy ạ. Thế nên, bạn đừng ngại ngần chuyện bị từ chối hoặc không được phản hồi.
Nếu trang báo này không phản hồi, bạn có thể gửi qua trang báo khác, có rất nhiều sự lựa chọn để bạn thử sức. Điều quan trọng là qua mỗi lần từ chối, bạn có cho mình bài học gì để không mắc phải những lỗi sai đó mà thôi.
Mình có bạn học viên, sau khi gửi đi lần đầu, Soha đã từ chối, mình động viên tiếp tục gửi bài thứ 2, bên đó cũng lại từ chối. Email lần đầu chỉ nói rằng đề tài chưa phù hợp, email lần thứ 2, bạn biên tập đã gửi thêm thông tin Facebook để trao đổi thường xuyên và gửi đề xuất đề tài trước khi viết. Đó là dấu hiệu vui để bạn tiếp tục cố gắng khai thác những đề tài tốt hơn, đặc biệt hơn.
Con đường nào cũng có những thách thức riêng của nó, bạn cần có sự kiên trì để theo đuổi những mục tiêu mình đặt ra. Sự kiên trì lúc nào cũng sẽ cho ra kết quả xứng đáng nếu bạn biết cố gắng mỗi ngày, biết học hỏi, trau dồi kỹ năng và thiết lập nhiều mối quan hệ chất lượng cho riêng mình.
Đăng ký nhận bài viết mới nhất của Hạnh qua email nhé.
cảm chị bài viết rất hưu ích