Hanh Nguyen Writer
  • TRANG CHỦ
  • VỀ HẠNH
  • BLOG
    • SỐNG
    • LÀM
    • VIẾT
  • XUẤT BẢN SÁCH
  • MỜI CAFE
  • KHÓA HỌCHOT
  • LIÊN HỆ
Không có
Xem Tất Cả Kết Quả
Hanh Nguyen Writer
  • TRANG CHỦ
  • VỀ HẠNH
  • BLOG
    • SỐNG
    • LÀM
    • VIẾT
  • XUẤT BẢN SÁCH
  • MỜI CAFE
  • KHÓA HỌCHOT
  • LIÊN HỆ
Không có
Xem Tất Cả Kết Quả
Hanh Nguyen Writer
Không có
Xem Tất Cả Kết Quả

Hướng dẫn viết bài phỏng vấn chân dung nhân vật

Hanh Nguyen bởi Hanh Nguyen
in VIẾT
0 0
2
Trang Chủ VIẾT

Muốn viết bài phỏng vấn chân dung nhân vật bạn cần có những kiến thức cơ bản nào? Làm thế nào để viết được bài chân dung nhân vật khi mới bắt đầu?

Mình xuất thân là dân học làm báo ra nên câu chuyện làm thế nào để phỏng vấn nhân vật, khai thác thông tin từ họ và viết thành bài hoàn thiện đưa đến độc giả luôn được chú trọng trong suốt quá trình ở trên giảng đường. Tuy nhiên, mình thấy tay nghề viết của mình lên cao khi được thực hành đều đặn, thường xuyên. Từ khi còn đi học, mình đã làm cộng tác cho các báo nên được luyện kỹ năng phỏng vấn và viết bài chân dung. Tuy nhiên, cơ duyên cho mình phụ trách biên tập cho trang thông tin chính thức của Hội Thanh niên Sinh viên Việt Nam tại Hoa Kỳ, đây là nơi mình viết gần 700 bài viết chân dung nhân vật tiêu biểu trên trường quốc tế.

Nếu bạn muốn dấn thân vào con đường viết lách tự do chuyên nghiệp và chọn ngách đi của bản thân là viết về chân dung nhân vật, bạn có thể đọc một vài chia sẻ của mình bên dưới để hiểu rõ hơn về dạng bài này.

Viết phỏng vấn nhân vật

Nội Dung

  • Kiến thức cơ bản về bài viết phỏng vấn chân dung nhân vật
  • Giúp bạn trở thành cây viết chuyên nghiệp. Kiếm tiền bằng nghề viết. Giới thiệu tới bạn thông tin khóa học của mình nhé.
  • Cách lên câu hỏi phỏng vấn
  • Lên bộ câu hỏi phỏng vấn về nhân vật
  • Quy trình hoàn thiện bài phỏng vấn chân dung nhân vật
  • Các nguồn báo lớn cần tham khảo khi viết chân dung nhân vật

Kiến thức cơ bản về bài viết phỏng vấn chân dung nhân vật

Phỏng vấn là một hoạt động trung tâm của nền báo chí hiện đại, cũng là phương tiện chính để phóng viên, người viết sử dụng để thu thập các dữ liệu cho mình trong mục tiêu tạo nên một bài viết thuyết phục. Ở đâu có báo, có tạp chí, có các website tin tức, thì ở đó có phỏng vấn. Phỏng vấn là cách giúp người viết đáp ứng được những tò mò khi tìm hiểu về đời sống, công việc của các nhân vật nổi tiếng. Phỏng vấn cũng là cách để người viết thu thập thông tin từ chuyên gia với các số liệu nhằm tăng sức thuyết phục cho bài viết. 

Những câu hỏi được soạn từ người viết để nhân vật trả lời sau đó được biên tập và viết lại thành 2 loại cơ bản nhất: Bài phỏng vấn, Bài tường thuật. 

Bài phỏng vấn là bài bao gồm các câu hỏi và câu trả lời được ghi chép nguyên vẹn trong bài viết. Bài phỏng vấn dạng này thỉnh thoảng vẫn xuất hiện trên báo chí nhưng tần suất không nhiều bằng dạng Bài tường thuật. Các nhân vật được phỏng vấn phải là nhân vật có điểm nổi bật nhất định, họ nổi tiếng hoặc có tiếng nói trong xã hội. 

Bạn có thể tham khảo dạng này mà mình đã viết trên Cafebiz – CEO Utopia Eco Lodge Resort Dương Xuân Phi – Chuyện về “gã điên” huy động vốn 5 tỷ cho 5% cổ phần startup chỉ bằng livestream trên Facebook

Dạng thứ 2 là Bài tường thuật. Sau khi bạn thu thập được những câu trả lời từ nhân vật, bạn sẽ biên tập lại thành một bài viết dưới góc nhìn của riêng bạn. Trong bài viết, bạn sẽ chèn một vài trích dẫn của nhân vật với các nội dung phù hợp được nhắc đến trong bài viết. 

Bạn có thể tham khảo dạng này mà mình đã viết trên báo Vnexpress – Nữ cử nhân tiếng Anh về quê làm nông nghiệp sạch

Riêng với bản thân mình thì mình chọn thể loại tường thuật để viết về nhân vật nhiều hơn là thể loại phỏng vấn trực tiếp mà mình chia sẻ ở trên. Và các phóng viên cũng như các tờ báo lớn cũng sẽ ưu tiên lên sóng các bài tường thuật nhiều hơn. Tuy nhiên, bạn sẽ thấy các tờ tạp chí lại có các bài phỏng vấn dài với đầy đủ câu hỏi cũng như câu trả lời. Bạn có thể tùy vào văn phong của từng tờ báo, tạp chí mà bạn muốn làm việc cùng để viết đúng ý họ. Hoặc bạn có thể xem thử mình thích hợp với phong cách nào để luyện thiên về thể loại đó hơn. 

KHÓA HỌC CỦA HANHNGUYENWRITER
Giúp bạn trở thành cây viết chuyên nghiệp. Kiếm tiền bằng nghề viết. Giới thiệu tới bạn thông tin khóa học của mình nhé.
TÌM HIỂU THÊM

Nếu viết phỏng vấn để đăng lên website của chính bạn thì bạn có quyền quyết định dạng viết nào mình muốn. Nếu viết phỏng vấn để đăng lên báo/tạp chí, bạn cần đọc các bài viết tương tự mà họ đã đăng để trình bày theo định dạng tương tự. Có như thế, bài viết của bạn mới đủ sức thuyết phục họ lựa chọn đăng. 

Cách lên câu hỏi phỏng vấn

Để có bài viết chất lượng, bạn cần có những câu hỏi ấn tượng. Việc đưa các câu hỏi ấn tượng sẽ khiến cho nhân vật có hứng thú trả lời nhiều hay ít. Một khi nhân vật trả lời càng chi tiết bạn càng có cơ sở để tạo nên một bài viết hay. Để tạo nên các câu hỏi hay như thế nào, mình sẽ chia sẻ kỹ hơn ở buổi học sau nhé. 

Bạn hãy đặt mình vào vị trí của độc giả để trả lời câu hỏi rằng mình muốn biết gì về nhân vật này? Mình tò mò về cuộc sống của họ, về cách họ học, về cách họ làm việc, về các mục tiêu của họ, về quan điểm cuộc sống, về các bí quyết giúp họ trở thành người mà họ muốn… Càng có sự tò mò về nhân vật bạn càng có đủ động lực để giúp mình khai thác sâu về họ để làm nên bài viết chất lượng hơn.

Những dạng câu hỏi trong phỏng vấn

Bạn nên lưu ý các dạng câu hỏi để dùng khi phỏng vấn bao gồm: câu hỏi đóng, câu hỏi mở, câu hỏi gợi ý. 

Câu hỏi đóng (yes/no question) là những câu hỏi có đáp án là có hoặc không. Ví dụ: Anh có cảm thấy cô đơn trong thời kỳ covid này không ạ?; Chị có thấy vui khi nhận được giải thưởng vừa rồi không ạ?… 

Trong phỏng vấn, bạn không nên sử dụng quá nhiều câu hỏi đóng vì càng nhiều câu hỏi dạng này, nhân vật càng lười trả lời thêm, thậm chí khi bạn hỏi câu mở thì họ vẫn trả lời rất ngắn. 

Câu hỏi mở: Là các dạng câu hỏi nhằm khuyến khích nhân vật trả lời càng nhiều càng tốt. 

Một ví dụ về câu dạng này:  Điều gì khiến chị quyết định ảnh trở thành một doanh nhân? 

Tại sao chị lại lựa chọn con đường khởi nghiệp? Chị có thể chia sẻ lý do các sản phẩm của chị có sự khác biệt nhất định trên thị trường? 

Câu hỏi khuyến khích, gợi ý: Sử dụng dạng câu hỏi này với mục đích khuyến khích hoặc gợi ý cho nhân vật trả lời thêm những nội dung mà độc giả sẽ tò mò. 

Một ví dụ như: Bí quyết nào để chị quản lý thời gian hiệu quả trong lúc cảm nhận nhiều vai trò khác nhau?; Chị có thể gửi đến các bạn trẻ lời khuyên hữu ích nào về con đường mà chị đã trải qua? Những bài học cuộc sống mà chị có thể chia sẻ trẻ thế độc giả trẻ? 

Trong bài phỏng vấn bạn cần sử dụng linh hoạt các câu hỏi hỏi để khuyến khích nhân vật trả lời nhiều hơn và và hấp dẫn hơn.  Đặc biệt một trong lúc bạn đưa câu hỏi đóng bạn cần kèm theo một câu hỏi mở cho câu trả lời có hoặc không của nhân vật. 

Bạn nên nhớ một bài phỏng vấn hay có chiều sâu là bài phỏng vấn mà nhân vật trả lời nhiều, đúng trọng tâm câu hỏi hỏi mà bạn muốn khai thác. 

———–

Cách lên bộ câu hỏi phỏng vấn

Trong báo chí, người viết cần làm rõ nội dung và đưa ra đủ các thông tin để trả lời cho 5W + 1 H (what, who, where, when, why and how). Trong bài phỏng vấn cũng vậy, bạn cần  làm rõ được các yếu tố cái gì, ai, ở đâu, khi nào, tại sao và như thế nào. 

Ví dụ: Bạn sẽ phỏng vấn một nhân vật một khởi nghiệp về lĩnh vực giáo dục trẻ em. Bạn cần cho người đọc biết rõ các thông tin như người đó là ai? Người đó khởi nghiệp với cái gì? Sản phẩm là gì? Vì họ khởi nghiệp từ khi nào, ở đâu? Tại sao họ lại khởi nghiệp và họ đã khởi nghiệp như thế nào?

Bạn đã đọc hết bài viết về nhân vật mà mình có gửi link ở trên được đăng tải tải trên Vnexpress chứ? 

Bạn có thể tham khảo bộ câu hỏi bên dưới mà mình đã gửi cho nhân vật tương ứng với bài viết trên:

Câu 1: Tại sao chị đang có một công việc tốt, thu nhập ổn định lại rẽ qua một hướng hoàn toàn khác? Chị có thể kể chi tiết về hướng rẽ đó đã đưa chị tới con đường với những thử thách nào ạ? (Chị nhớ chia sẻ năm cụ thể chị nhé)

Câu 2: Khó khăn lớn nhất chị gặp phải khi làm nông nghiệp là gì? Nhiều người nói rằng chị sẽ không có được lối ra cho các sản phẩm của mình? Chị nghĩ sao về điều này? Chị đã làm những gì để chứng minh điều ngược lại?

Câu 3: Em được biết cách làm nông nghiệp của chị rất đặc biệt, chị có thể chia sẻ những điểm đặc biệt này không ạ? Hiện tại số lượng farm chị đang có là bao nhiêu? Các mặt hàng chủ yếu của Noom là gì? Tại sao lại đặt tên là Noom?

Câu 4: Khi bắt tay vào khởi nghiệp ở mảng mình chưa có kinh nghiệm chị đã gặp những phản ứng của bố mẹ, người thân thế nào? Quá trình làm đã sử dụng nguồn vốn từ đâu? Thời gian đầu đã gặp những câu chuyện khó khăn nào chị có thể chia sẻ? Hiện giờ sau 8-9 năm làm nông nghiệp, số sản phẩm tiêu thụ trên thị trường mỗi năm như thế nào? Sản phẩm của Noom giá trung bình ra sao (Nếu chị không ngại có thể chia sẻ về chuyện doanh thu, lợi nhuận chị nhé). 

Câu 5: Chị đã chia sẻ rằng ông của mình là người truyền cảm hứng để chị làm công việc hiện tại, chị có thể chia sẻ rõ hơn về điều này không ạ?

Câu 6: Chị có những lời khuyên nào cho bạn trẻ khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp? 

Câu 7: Kế hoạch, dự định tương lai của chị trong hướng này như thế nào?

Câu 8: Quan điểm của chị khi làm nông nghiệp nói riêng và trong cuộc sống nói chung là gì ạ? 

Câu 9: Nếu được quay lại thời gian 9 năm về trước, chị có lựa chọn con đường nông nghiệp để đi? Vì sao ạ?

Những câu hỏi không nên bỏ qua khi viết chân dung nhân vật

Mình từng được nghe các nhân vật chia sẻ với mình rằng: “Nhờ có em mà chị hiểu rõ hơn về hành trình của chị. Nhờ có em mà chị có thể chia sẻ được câu chuyện của chị một cách dễ dàng hơn.” Để nhân vật chia sẻ nhiều, chi tiết và khơi gợi được những khía cạnh thú vị của họ, bạn cần biết cách đặt câu hỏi.

John Sawatsky một phóng viên điều tra người Canada cho rằng việc đặt câu hỏi sai có thể chặn các dòng thông tin mà bạn muốn khai thác từ nhân vật. Ông cũng đưa ra các sai lầm cần tránh khi phỏng vấn nhân vật như: Không đặt câu hỏi, hỏi quá nhiều cùng lúc, sử dụng ngôn từ nhạy cảm, phóng đại, đặt câu hỏi đóng (chỉ trả lời có hoặc không).

Một vài câu hỏi bạn mà mình nghĩ rằng không nên bỏ qua trong việc khai thác thông tin để viết bài chân dung nhân vật: Anh/chị có thể chia sẻ những điểm đặc biệt về bản thân?; Tại sao anh/chị lại quyết định theo đuổi công việc hiện tại?; Anh/ chị đã được và mất gì khi lựa chọn làm điều này?; Anh/chị đã gặp phải những khó khăn và thử thách gì khi lựa chọn làm nó?; Anh/chị đã vượt qua những rào cản ra làm sao? Anh/chị có những hối tiếc gì? Anh/chị có thể chia sẻ về quan điểm sống? Anh/chị đã có kế hoạch gì cho tương lai? Anh/Chị có lời khuyên nào cho thế hệ trẻ đang đi theo con đường mà anh/chị đang đi?

Tùy vào từng tình huống cụ thể bạn có thể thay đổi cho linh hoạt. Nếu bạn có cơ hội phỏng vấn trực tiếp nhân vật, bạn có thể dựa vào câu trả lời của họ để đặt ra những câu hỏi chuyên sâu hơn. Bạn cứ liên tục đặt câu hỏi cho đến khi bạn thực sự hiểu những gì họ đang nói. Đấy chính là tư liệu quý để làm nên một bài viết chân dung thú vị, khắc họa đúng và sâu sắc nhất một nhân vật khiến độc giả say mê đọc.

Lên bộ câu hỏi phỏng vấn về nhân vật

Hôm rồi mình đã có bộ câu hỏi để phỏng vấn một nhân vật mà mình dự định viết trong cuốn sách mới sắp ra vào năm 2021. Sau khi nhận được câu hỏi, chị ấy đã nhắn cho mình rằng các câu hỏi của em hay quá, chị đã trả lời luôn rồi. Để có được bộ câu hỏi mà khiến nhân vật muốn trả lời bạn cần trả qua những bước nghiên cứu mà mình có đề xuất bên trên. Đấy là những bài tập về nhà cần chuẩn bị trước khi bạn chinh chiến. Một khi đã có trong tay những tư liệu sẵn sàng để khai thác sâu hơn, bạn sẽ thể hiện bộ câu hỏi rõ ràng hơn và chỉn chu hơn.

Bộ câu hỏi cũng phản ánh được rằng bạn có thực sự quan tâm đến nhân vật (trong các câu hỏi mà nhân vật không ngờ tới), phản ánh được sự nghiêm túc với bài phỏng vấn sắp tới bạn thực hiện.

Bạn có thể tham khảo bộ câu hỏi mà mình đã sử dụng để phỏng vấn chị ấy:

Câu 1: Chị có thể cho em biết sau gần 10 năm làm nông nghiệp bền vững, cái khó và dễ nhất mà chị đã làm được là gì? Cái được và mất chị đã trải qua là gì?

Câu 2: Chị có thể chia sẻ các farm mà chị đang khai thác có các đặc điểm như thế nào không ạ? Chẳng hạn như Rơm Vàng, chị đã mất bao lâu và làm như thế nào để biến đất khô cằn thành một khu rừng thu nhỏ như hiện tại? 

Câu 3: Để khởi sự với nghề làm nông nghiệp bền vững, chị đã trang bị cho mình những kỹ năng và kiến thức như thế nào? 

Câu 4: Trong suốt quá trình 10 năm, chị có trải qua thất bại nào lớn trên con đường khởi nghiệp? Chị có thể chia sẻ chi tiết về câu chuyện thất bại đó? Chị đã có cho mình những bài học gì?

Câu 5: Làm nông nghiệp bền vững vườn rừng khác với làm nông nghiệp bình thường ở chỗ nào ạ? 

Câu 6: Chị có chia sẻ là làm mô hình này, chỉ cần đầu tư trong giai đoạn đầu tầm 1- 2 năm, giai đoạn sau có thể chỉ có thu mà không cần làm gì? Chị có thể giải thích rõ ràng hơn về điều này không ạ? Và để làm được điều này, giai đoạn đầu chị đã vất vả thế nào ạ? 

Câu 7: Những yếu tố nào để chị quyết định chọn người đồng hành cùng mình trong quá trình vận hành các farm? 

Câu 8: Những sản phẩm của Noom có điểm đặc biệt gì so với những sản phẩm khác trên thị trường ạ? 

Câu 9: Nếu có lời khuyên dành cho những ai khởi sự trong ngành nông nghiệp, chị sẽ gửi gắm điều gì?

Câu 10: Chị có hình mẫu nào để học hỏi và câu châm ngôn chị tâm đắc nhất là gì ạ?

Câu 11: Chị có thể chia sẻ một ngày của chị diễn ra như thế nào không ạ? 

Câu 12: Trong vòng 5 năm tới, chị có những kế hoạch gì để phát triển Noom? 

Câu 13: Chị có thể chia sẻ những sản phẩm mới của năm 2021 được chứ ạ? Cách chị nghiên cứu để ra các sản phẩm đó là gì?

Câu 14: Chị có gặp khó khăn khi thuyết phục khách hàng tin dùng sản phẩm của mình trong giai đoạn đầu? Việc tìm kiếm đại lý diễn ra như thế nào và tiêu chí nào để chị chọn lựa đại lý, vì mỗi tháng chị cũng từ chối không ít người đăng ký làm đại lý?

Câu 15: Chị từng chia sẻ rằng, nếu Noom thiếu chị vẫn có thể hoạt động được trơn tru, chị có thể chia sẻ những sự chuẩn bị và cách chị làm để một doanh nghiệp có thể vận hành tốt được chứ ạ? 

viết bài chân dung nhân vật

Quy trình hoàn thiện bài phỏng vấn chân dung nhân vật

Để có được cuộc trò chuyện (gặp mặt trực tiếp, qua voice/video meeting, email) diễn ra suôn sẻ, bạn khai thác hết những gì bạn cần thì sự chuẩn bị kỹ là điều bạn nên lưu tâm. Ngoài việc tìm hiểu thật rõ nhân vật trước khi gửi họ các câu hỏi sẽ giúp bạn có được kết nối tốt với nhân vật và họ sẽ cởi mở hơn vì nhận thấy bạn có tìm hiểu trước khi phỏng vấn. 

Bill Browne, một biên tập viên chính của tờ Gazette đã kể lại thời gian đầu tiên ông làm phóng viên và đi đến phỏng vấn một tác giả sách nổi tiếng. Ông ấy vẫn chưa biết bà thực sự đã làm được những gì (bà một mình chèo thuyền đi vòng quanh thế giới). Rồi ông tiếp cận nhân vật với một câu hỏi chung chung: “Xin bà cho biết về hứng thú của bà đối với môn chèo thuyền?” và bà ấy nói: “Anh đúng là chẳng nghiên cứu gì cả, giờ chắc anh đang cố nghĩ ra điều gì đó thực tế hơn để hỏi tôi đây”. 

Đó là bài học lớn mà ông ấy đã trải qua trong lần đầu tiên làm bài phỏng vấn của đời mình. 

Mình tin rằng với sự chuẩn bị chu đáo, bạn sẽ có được ấn tượng ngay phút đầu tiên với nhân vật để rồi đến cuối buổi phỏng vấn, bạn sẽ thu về thật nhiều thông tin thú vị từ họ trước khi cho ra một bài viết hoàn hảo thu hút độc giả. 

Để hoàn thiện một bài phỏng vấn bạn cần trải qua những quy trình sau đây

  1. Xác nhận nhận nhân vật nào cần phỏng vấn

Bạn cần lựa chọn nhân vật nào mình muốn kết nối, họ làm trong lĩnh vực gì, bạn muốn khai thác điều gì đặc biệt ở họ? 

  1. Nghiên cứu các thông tin về nhân vật

Bạn có thể tìm hiểu các thông tin về nhân vật được công khai trên mạng xã hội hoặc các bài viết về nhân vật có trên báo chí ( nếu có). Đây là bước nhận định được nhân vật là người như thế nào để bạn tiếp cận dễ dàng hơn. Ngoài ra ra nếu đã xuất hiện trên báo chí bạn có thể lựa chọn các câu hỏi và vấn đề khai thác mà báo chí vẫn chưa đề cập đến. 

  1. Liên hệ với nhân vật

Bạn có thể để tìm nhân vật trên trang Facebook, hoặc Linkedin, hoặc nhờ người quen kết nối. 

Để nhân vật đồng ý dễ dàng bạn cần nêu rõ bạn là ai, đang làm ở đâu, mục đích mà bạn muốn phỏng vấn là gì, để nhân vật có sự tin tưởng mở lòng với bạn. Sẽ có trường hợp nhân vật từ chối phỏng vấn, trong trường hợp này hãy tôn trọng nhân vật và hẹn một dịp khác đủ duyên hơn. 

  1. Lên bộ câu hỏi gửi nhân vật

Bạn cần soạn các câu hỏi để gửi cho nhân vật trước sau đó hỏi nhân vật muốn lựa chọn hình thức nào trả lời. Có thể gặp mặt trực tiếp, có thể thông qua gọi điện, hoặc có thể ghi âm, soạn nội dung gửi qua email. Bạn hãy ưu tiên để nhân vật chọn hình thức phù hợp nhất với họ! 

  1. Biên tập câu hỏi và viết thành bài hoàn chỉnh

Dù lựa chọn hình thức đăng nguyên bài phỏng vấn có câu hỏi và câu trả lời thì bạn cũng nên biên tập lại câu hỏi cũng như câu trả lời từ nhân vật. Việc biên tập giúp bạn nhóm được các câu hỏi và câu trả lời nếu cùng chủ đề. Nhân vật đôi khi trả lời không trau chuốt lắm nên bạn cần biên tập lời của họ sao cho hay hơn nhưng vẫn đúng ý mà họ muốn nói. 

Bạn cũng có thể sử dụng tư liệu phỏng vấn để viết thành một bài hoàn chỉnh với độ dài từ 1000 – 1200 chữ chia sẻ chân dung nhân vật theo văn phong của mình. 

  1. Gửi cho nhân vật bài viết

Sau khi có bài viết hoàn thiện, bạn cần gửi cho nhân vật để xem họ cần chỉnh sửa gì hoặc các ý mình viết có đúng không. Việc này vừa giúp bạn xác minh lại nguồn tin lần nữa trước khi xuất bản, vừa tạo được thiện cảm và sự tôn trọng từ bạn dành cho nhân vật. 

  1. Xuất bản bài viết

Và cuối cùng, sau khi hoàn thiện mọi khâu, bạn nhớ xin vài tấm hình đẹp của nhân vật hoặc tìm chúng trên facebook để cho vào bài viết thêm sinh động nhé. 

Các nguồn báo lớn cần tham khảo khi viết chân dung nhân vật

Mình chuyên viết về nhân vật Việt trên trường quốc tế và các nhà khởi nghiệp tại Việt Nam nên mình tìm kiếm các tờ báo lớn của Việt Nam có chuyên mục về kinh doanh, du học để gửi bài viết. Sau khi hoàn thiện bài viết, mình sẽ lên các báo mà mình muốn gửi bài cộng tác, mình tìm kiếm email tòa soạn và gửi về cho họ. 

Nếu bài viết được phản hồi lại thì ban biên tập đã quan tâm và muốn hỗ trợ để nó được đăng. Mình còn nhớ lần đầu mình gửi bài cho Vnexpress thông qua email được chia sẻ trên trang báo. Vài ngày sau khi mình nhấn nút gửi, ban biên tập đã nhắn đến mình và muốn chỉnh sửa một ít thông tin trước khi đăng. Sau bài đầu tiên đấy, mình chỉ cần liên hệ trực tiếp đến chị phụ trách chuyên mục kinh doanh tại báo để gửi chị. Một khi bạn giữ được sợi dây liên kết giữa bạn và biên tập báo, bài viết của bạn sẽ lên dễ dàng và nhanh hơn. 

Một vài nguồn báo lớn bạn có thể tham khảo nếu muốn cộng tác: Zing News, Vnexpress, Dân Trí, CafeBiz, Kênh 14, Thanh niên, Phụ nữ online… Hãy lên từng trang báo để xem từng phong cách viết về nhân vật mà họ đang khai thác. Sau khi nắm rõ văn phong báo, bạn hoàn thiện bài viết của mình rồi gửi đến email trong phần liên hệ tòa soạn. 

Sẽ có rất nhiều tờ báo, tạp chí khác cần cộng tác viên nhưng mình chỉ nêu một vài nguồn mà hiện tại mình đang có mối quan hệ có thể hỗ trợ được bạn trong việc gửi bài cộng tác. Tuy nhiên, mình khuyến khích bạn lựa chọn báo/tạp chí sau đó ấn nút gửi mà tòa soạn đã chuẩn bị cho bạn nhé!

Nhận bài viết qua EmailĐể không bỏ lỡ bất kỳ thông tin hữu ích nào

Đăng ký nhận bài viết mới nhất của Hạnh qua email nhé.

Email của bạn
Tên bạn là gì?
Tags: cách viết chân dung nhân vậthạnh nguyễn writerhướng dẫn viếtphỏng vấn nhân vậtviết chân dung nhân vật
ShareTweetShare
Bài Trước

Làm sao để bắt đầu vị trí copywriter trong Agency

Bài Tiếp

Nên tự xuất bản sách hay bán bản quyền sách?

Bài Tiếp
Tự xuất bản sách

Nên tự xuất bản sách hay bán bản quyền sách?

Bình Luận 2

  1. Layla says:
    2 năm ago

    hi chị Hạnh!
    Cảm ơn chị rất nhiều về cách viết bài phỏng vấn chân dung nhân vật. Chị có thể chia sẻ contact liên hệ cộng tác và nhuận bút hiện tại của các báo này cho bài phỏng vấn được không ạ?

    Trả lời
    • Hanh Nguyen says:
      2 năm ago

      Hi em, em có thể lên bất kỳ báo nào mình muốn và kéo xuống phía dưới cùng có dòng liên hệ tòa soạn, em sẽ lấy được email của báo và gửi bài cho họ nhé. Nhuận bút hiện tại báo đang tính theo view, view nhiều nhuận bút nhiều em nhé, có thể từ 300,000 – 1000,000 tùy vào chất lượng bài viết em ạ!

      Trả lời

Trả lời Hủy

Đăng nhập bằng:
Tài khoản Đăng nhập qua google

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Nội Dung

  • Kiến thức cơ bản về bài viết phỏng vấn chân dung nhân vật
  • Cách lên câu hỏi phỏng vấn
  • Lên bộ câu hỏi phỏng vấn về nhân vật
  • Quy trình hoàn thiện bài phỏng vấn chân dung nhân vật
  • Các nguồn báo lớn cần tham khảo khi viết chân dung nhân vật

Nếu các bài viết của mình mang lại giá trị cho bạn thì có thể mời mình một ly cafe hoặc đặt mua sách của Hạnh để ủng hộ mình nhé!

Mua Sách
Buy me a coffee

THAM GIA GROUP

Luyện viết ĐA NỀN TẢNG cùng Hạnh Nguyễn

Cùng tham gia để luyện viết mọi lúc mọi nơi nhé.
TÌM HIỂU THÊM

BẠN CÓ DỰ ÁN MUỐN LÀM VIỆC CÙNG MÌNH

MỜI LÀM VIỆC

HAPPY TO WORK TOGETHER

LIÊN HỆ
0935786013

hanh.nguyen@dimi.vn

Facebook-f Instagram Envelope-open
Copyright © 2021 by Hanh Nguyen Writer. Powered by DIMI Digital.
Không có
Xem Tất Cả Kết Quả
  • TRANG CHỦ
  • VỀ HẠNH
  • BLOG
    • SỐNG
    • LÀM
    • VIẾT
  • XUẤT BẢN SÁCH
  • MỜI CAFE
  • KHÓA HỌC
  • LIÊN HỆ

Copyright © 2021 Hanh Nguyen Writer. Made with love by DIMI Digital.

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password? Sign Up

Create New Account!

Fill the forms bellow to register

All fields are required. Log In

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In
Hey, chờ chút nhéĐừng bỏ lỡ bài viết mới của Hạnh

Mình sẽ gửi bài viết mới hàng tuần trên website của mình cho bạn. Hãy điền thông tin và đăng ký nhé.

Tên của bạn
Email của bạn

Nội dung được bảo vệ bản quyền